Bảng đánh giá các nguồn lực chính của CTCP Đường Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 73)

Nguồn lực V R I O Năng lực

cốt lõi

Thâm niên, uy tín trong ngành

CB CNV có trình độ, tay nghề cao

Vùng mía nguyên liệu lớn và ổn định

Ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Lượng khách hàng trung thành lớn

Nguồn lực tài chính vững mạnh

Mơi trường làm việc thân thiện, cởi mở

Có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị có giá trị lớn Hỗ trợ tối đa người dân trồng mía

x x x x x x x x x x x x - x - x x x - x x - x - x - - - x - - - - x - x - - - x - - - - Có - Có - - - Có - - - -

Chú thích: V: Có giá trị; R: Hiếm có; I: Khó bắt chước; O: DN sẵn sàng khai thác

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi Ngãi

2.3.1. Ưu điểm

CTCP Đường Quảng Ngãi đã có những bước đi vững chắc trong ngành đường, giúp Công ty ngày càng tiến gần với mục tiêu là trở thành một trong những

tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được cải thiện, tái đầu tư sản xuất để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động của 2 NMĐ và gần 4.000 lao động của các nhà máy sản xuất sản phẩm sau đường có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Qua việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh, nộp thuế đầy đủ, tham gia các hoạt động xã hội,… đã giúp cho nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát triển, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, CTCP Đường Quảng Ngãi là Cơng ty có thâm niên uy tín trong ngành cao và là một trong những công ty đi đầu trong việc phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định để Công ty an tâm sản xuất và kinh doanh.

2.3.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công của CTCP Đường Quảng Ngãi nói trên thì vẫn cịn một số mặt hạn chế cần có các giải pháp khắc phục cụ thể sau:

- Về Nguồn nhân lực: Tuy Cơng ty có quan tâm đến việc nâng cao trình độ

và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên nhưng một số lĩnh vực vẫn chưa được đào tạo đồng đều như: Đào tạo nhằm nâng cao trình độ sử dụng máy móc, thiết bị cơng nghệ mới cho đội ngũ cơng nhân; nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý từng đơn vị sản xuất và kinh doanh; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bộ phận kinh doanh, đội ngũ văn phòng trong quan hệ đối tác là khách hàng hay nhà đầu tư nước ngoài; cơ chế trả lương chưa thật sự công bằng,…

- Về cơng nghệ mới: Số lượng máy móc phục vụ cho việc cơ giới hóa vùng

mía ngun liệu An Khê chưa đáp ứng được vùng nguyên liệu ngày mở rộng Cơng ty. Hiện tại, vùng mía ngun liệu ở Đơng Gia Lai vẫn sử dụng nước trời vào mùa khô chứ chưa áp dụng một biện pháp khoa học kỹ thuật nào trong việc tưới cây và bón phân nên năng suất cây mía vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, Cơng ty chỉ sản xuất đường RS mà chưa cho dây chuyền sản xuất đường RE làm giảm tính cạnh tranh đối với sản phẩm đường của Công ty.

- Về mía giống: Hiện nay, Cơng ty cịn sử dụng nhiều giống mía cũ như:

R570, R579 để trồng đại trà nên năng suất mía thu hoạch khơng đạt u cầu. Bên cạnh đó, nơng dân trồng mía chưa biết hoặc khơng làm đúng Quy trình trồng và chăm sóc cây mía làm chất lượng và sản lượng mía khơng đạt cao.

- Về sản phẩm cạnh đường và sau đường: Lượng đường mà Công ty sản xuất

ra trong một năm là rất lớn, chiếm gần 10% lượng đường cả nước nên những sản phẩm cạnh đường và sau đường rất nhiều nhưng Công ty vẫn chưa khai thác hết mảng này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực tranh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi với các nội dung sau:

- Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển và doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013.

- Phân tích các yếu tố mơi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường nội bộ, chuỗi giá trị của Công ty và xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố trên, rút ra điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ đó xác định được năng lực cốt lõi của CTCP Đường Quảng Ngãi.

- Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi.

Nội dung chương 2 là cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi từ nay đến năm 2020.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI TỪ NAY ĐẾN 2020.

CTCP Đường Quảng Ngãi là một trong những công ty tư nhân lớn nhất miền Trung và là bộ mặt đại diện cho tỉnh nhà trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thể hiện vai trị chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng ở địa phương. Vì vậy, từ nay đến năm 2020 Công ty cần xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển của thị trường, xu hướng phát triển cạnh tranh của ngành để đưa ra những giải pháp nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cốt lõi của Công ty, biến chúng thành lợi thế cạnh tranh bền vững và tạo cơ sở cho hoạt động tối ưu chuỗi giá trị của Công ty.

3.1. Những cơ sở đề ra giải pháp

Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi đến năm 2020 dựa vào cơ sở như xu hướng phát triển của thị trường Việt Nam, xu hướng phát triển và cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam, mục tiêu phát triển của CTCP Đường Quảng Ngãi đến năm 2020.

3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường Việt Nam

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Không thể phủ nhận, từ khi Việt Nam mở cửa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế Việt Nam liên tục có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nước phải nhận viện trợ về lương thực, cơ sở sản xuất nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên thành nước tự cung cấp đủ lương thực, có mức thu nhập trung bình, có nhiều mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu thuộc tốp dẫn đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, diễn biến tình hình tăng trưởng kinh tế những năm gần đây đã không diễn ra như mong đợi. Năm 2011, tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,89%, GDP năm 2012 cũng chỉ tăng 5,03%, là mức thấp trong nhiều năm qua. Còn tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2013 đã diễn ra đúng như những gì người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại, tăng trưởng GDP năm 2013 khơng có bước đột phá, chỉ

dừng ở con số 5,42%. Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng. Dự báo năm 2014, GDP cũng chỉ tăng khoảng 6%. Theo lí giải của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đi theo xu hướng giảm trong vòng 5-6 năm gần đây, chủ yếu là do tốc độ cải cách cơ cấu chậm chạp. Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, ngân hàng và đầu tư công là yếu tố kéo lùi tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2020 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mơ hình tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư quốc tế, tạo điều kiên thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để thúc đẩy nền kinh tế từng bước đi lên. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 7-8%/năm. Điều này sẽ giúp hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có CTCP Đường Quảng Ngãi tiếp tục ổn định sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Xu hướng phát triển và cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam Nam

Ngành mía đường Việt Nam, dù được hưởng ưu đãi về lãi suất vốn vay, điều kiện phát triển vùng nguyên liệu đã nhiều năm nay, song vẫn mãi dậm chân trước kịch bản giá cao, khó tiêu thụ, tồn kho lớn và dễ tổn thương. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, vụ sản xuất 2013-2014, diện tích mía cả nước là 309.400 ha, tăng 11.200 ha so với vụ trước; năng suất mía bình qn cả nước đạt 62,7 tấn/ha, tăng 0,8 tấn/ha; hiện cả nước có 41 NMĐ hoạt động với tổng cơng suất thiết kế là 140.450 TMN; trong đó sản lượng mía ép cơng nghiệp đạt hơn 16 triệu tấn, sản xuất được gần 1,6 triệu tấn đường, tăng hơn 60 nghìn tấn đường so với niên vụ trước. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định, ngành đang phải đối mặt hàng loạt khó khăn như giá thành mía đang ở mức rất cao (800 đến 950 nghìn đồng/tấn), gấp 1,5 lần so với Thái Lan và Ấn Độ; 2 lần so với Australia; ba lần so với Brazil...Hiện nay các giống mía cũ vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao. Tại các tỉnh trồng mía trọng điểm, các

giống cũ vẫn chiếm tỷ lệ hơn 55% diện tích. Đặc biệt, hiện nay các nhà máy ép mía vẫn chưa tổ chức được hệ thống nhân giống đảm bảo chất lượng để cung cấp giống cho diện tích trồng mới vùng nguyên liệu hàng năm. Một hạn chế nữa là hầu hết các vùng mía trồng trên đất đồi bãi sử dụng nước trời, diện tích có tưới bổ sung khoảng hơn 10.000 ha, chỉ chiếm 6,4% diện tích mía đồi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất mía của nước ta thấp. Ngồi ra, mía thu hoạch xong khơng được đưa vào chế biến ngay khiến chữ đường giảm chính là nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch (ước tính 20%). Bên cạnh đó, khi khu vực Mậu dịch Tự do Asean (AFTA) có hiệu lực đối với mặt hàng đường vào ngày 1/1/2018 thì thuế nhập khẩu đường sẽ là 0%, lúc đó sẽ khơng cịn khái niệm đường lậu nữa, cạnh tranh giữa đường nội và đường ngoại sẽ ác liệt hơn hiện nay rất nhiều.

Để khắc phục tình trạng này khơng thể trong thời gian ngắn, nhưng ngành mía đường có thể tổ chức lại sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng bằng cách tận dụng và chế biến sâu các phụ phẩm của cây mía. Ngồi đường, bã mía được dùng để sản xuất điện sinh khối, mật rỉ đường dùng để chế tạo cồn công nghiệp (đây là các ngành cạnh đường), các NMĐ cũng tham gia khâu chế biến các sản phẩm sau đường như bánh kẹo, nước giải khát...

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ thực hiện rà soát, quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở phân tích khoa học về tiềm năng, năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam và thị trường tiêu thụ. Các NMĐ cần định hướng thị trường và xây dựng chiến lược phát triển trong đó phải chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng: khơng tăng diện tích mà tập trung áp dụng cơng nghệ, dồn điền đổi thửa tạo nên vùng nguyên liệu tập trung, hướng tới sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao. Bên cạnh đó, các viện, trung tâm nghiên cứu tiếp tục khảo nghiệm, cơng bố các bộ giống mía phù hợp, cũng như xây dựng các quy trình thâm canh cho từng giống mía phù hợp với từng địa phương để nhà máy áp dụng.

3.1.3. Mục tiêu phát triển của CTCP đường Quảng Ngãi đến năm 2020

Trong thời gian từ 2000-2004 sản lượng đường sản xuất của Cơng ty ở mức 40-50 ngàn tấn thì đến 2013-2014 sản lượng tăng lên 137 ngàn tấn tăng 204% , đến nay Công ty là một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước về sản xuất mía đường. Với tầm nhìn chiến lược, Cơng ty đã đặt ra các mục tiêu từ nay đến năm 2020 của như sau:

- Công ty quyết định không nâng cơng suất của NMĐ Phổ Phong vì vùng mía ngun liệu ở vùng này đang dần bị đơ thị hóa và năng suất bình qn ở vùng mía này rất thấp, chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha nên Công ty chỉ nâng công suất thiết kế của NMĐ An Khê từ 10.000 TMN năm 2013 lên 18.000 TMN năm 2020 và nâng vùng mía nguyên liệu từ 15.000 ha năm 2013 lên 30.000 ha năm 2020.

- Giá bán đường của Công ty trong thời gian qua luôn bị tác động bởi giá đường trong nước, do đó trong thời gian tới Công ty sẽ hạn chế tối đa việc này bằng cách giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả nhiều sản phẩm phụ trợ sau đường, dự báo giá thành sau thuế trên 1 kg đường của Công ty trong thời gian tới sẽ giảm dần từ 10.800 đồng/kg năm 2013 xuống cịn 6.500 đồng/kg vào năm 2020 (tính theo giá tại thời điểm hiện tại).

- Về chủng loại, sản phẩm của Cơng ty chỉ có 1 sản phẩm đường RS. Trong khi đó thị trường tiêu thụ ba loại đường: đường vàng, đường RS và đường RE. Do đó, Cơng ty cũng phải đầu tư để đa dạng hóa sản phẩm. Cụ thể, năm 2016 Cơng ty dự kiến lắp ráp dây chuyền sản xuất đường RE và sản xuất 500 tấn đường RE một ngày.

- Về sản phẩm khác liên quan: NMĐ An Khê hiện chưa có các sản phẩm khác liên quan đến sản xuất mía đường như: Điện, phân bón và cồn-rượu. Nhưng hướng đi của Công ty sẽ mở một nhà máy điện ở Gia Lai vào năm 2017 với công suất 110 MW, đưa lên mạng lưới quốc gia 80 MW và tiêu thụ nội bộ nhà máy là 30MW.

Hiện nay, NMĐ An Khê sở hữu vùng nguyên liệu mía có tiềm năng phát triển bền vững, với cơ sở vật chất, đội ngũ khoa học kỹ thuật, cơng nhân lao động có tay nghề cao, có mối quan hệ tốt với lãnh đạo và nhân dân địa phương. Do đó, việc đầu tư nâng cơng suất của NMĐ An Khê để góp phần giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết với Công ty và phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi Quảng Ngãi

3.2.1. Nhóm giải pháp phát huy ưu điểm 3.2.1.1. Nâng cao uy tín thương hiệu 3.2.1.1. Nâng cao uy tín thương hiệu

Sau hơn 7 năm qua cổ phần hóa, dù gặp nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, song CTCP Đường Quảng Ngãi đã chủ động, sáng tạo, phát huy sự tận tâm của tập thể người lao động để duy trì tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm liền.Với quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng liên tục, Công ty luôn chú trọng xây dựng thương hiệu bằng cách tăng cường đầu tư hệ thống thị trường, phát triển mạng lưới phân phối, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu đường RS Quảng Ngãi, chuẩn bị cho ra đời sản phẩm đường RE với độ tinh khiết cao,… Với sự nổ lực tồn Cơng ty nên trong nhiều năm liền, Công ty luôn được đánh giá cao bởi các tổ chức uy tín và thương hiệu trên thị trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)