Môi trường nội bộ (môi trường bên trong)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 57)

2.2. Phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của CTCP đường

2.2.3. Môi trường nội bộ (môi trường bên trong)

2.2.3.1. Năng lực quản lý và điều hành

Trong những năm qua, tuy trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh nhưng Cơng ty đã ln phấn đấu hồn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Điều này thể hiện tinh thần làm việc và năng lực quản lý điều hành chuyên nghiệp của Ban lãnh đạo Công ty và sự nổ lực làm việc của tập thể CB CNV. Những thành viên trong Ban lãnh đạo và các vị trí chủ chốt của từng đơn vị ở Cơng ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, thấp nhất cũng hơn 15 năm nên về chuyên môn quản lý và điều hành là rất tốt. Ban lãnh đạo đã luôn sâu sát với cơ sở, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của các đơn vị thành viên. Các phòng ban quản lý chức năng đã làm tốt vai trò tham mưu, nhạy bén, linh hoạt trong công tác điều hành, quản lý. Đội ngũ kỹ thuật thường xuyên được đào tạo để nâng cao về năng lực, trình độ, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý tiên tiến nhằm áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Ngoài ra, việc phân quyền giúp cho lãnh đạo ở các đơn vị chủ động hơn trong việc quản lý và điều hành của mình, giảm bớt các cuộc họp không cần thiết, giảm bớt thủ tục hành chính; tập trung xem xét và giải quyết dứt điểm các vấn đề khó khăn,

tạo sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các bộ phận chức năng tham mưu, quản lý. Chính nhờ vậy mà năng lực quản lý của lãnh đạo của 2 NMĐ Phổ Phong và An Khê được nâng cao, tăng năng lực cạnh tranh cho Công ty. Tuy nhiên, một số lãnh đạo chủ chốt vẫn còn ảnh hưởng với tư tưởng làm việc kiểu cũ, một số đã lớn tuổi nên khả năng thay đổi tư duy và nắm bắt xu thế chưa kịp thời, không linh hoạt trong kinh doanh, chưa phát huy hết nguồn lực vốn có của Cơng ty.

2.2.3.2. Nguồn lực tài chính

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NMĐ An Khê ở bảng 2.5 và NMĐ Phổ Phong ở bảng 2.5 cho thấy năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thử thách cho Cơng ty cũng như ngành mía đường khi giá đường liên tục giảm nhưng tổng sản lượng mía lại tăng cao (vì năm 2011 giá mía tăng cao nên năm 2012 người dân đổ xơ trồng mía, đây là kiểu kinh doanh rất manh mún) làm cho người dân trồng mía và các NMĐ đều rơi vào tình trạng khốn khó. Tuy nhiên, Cơng ty đã đứng vững trước những khó khăn này và ngày càng tăng trưởng bền vững hơn dù thị trường không ổn định.

Mặc dù doanh thu thuần của NMĐ An Khê năm 2013 có giảm nhẹ so với năm 2012 nhưng so với năm 2011 vẫn tăng đáng kể, từ gần 962 tỷ năm 2011 lên hơn 1.330 tỷ năm 2013. Năm 2011 là năm đỉnh của chu kỳ kinh doanh đường ở Việt Nam, giá đường trong nước tăng cao giúp cho lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của NMĐ An Khê tăng cao, lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt gần 171 tỷ đồng, đây được coi là năm thành cơng trong ngành mía đường. Tuy nhiên, năm 2012 là năm ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh đường nên đã xuống rất thấp khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 54 tỷ đồng. Và cũng trong năm 2012, Ban lãnh đạo Công ty đã đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, đầu tư thêm máy móc và mở rộng vùng mía ngun liệu nên đến năm 2013 lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế đã tăng lên đáng kể, từ 54 tỷ đồng năm 2012 lên hơn 115 tỷ đồng năm 2013. Các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh cũng tương tự, tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2012 chỉ có 8%, thấp hơn nhiều so với 20% năm 2011 và 13% năm 2013.

Và mỗi đồng doanh thu năm 2012 chỉ thu về 0,04 đồng lợi nhuận, thấp hơn năm 2011 khi mỗi đồng doanh thu thu về 0,18 đồng lợi nhuận và năm 2013 thu về 0,09 đồng lợi nhuận. Tuy vậy, tỷ lệ lợi nhuận gộp và lợi nhuận biên qua các năm so với trung bình ngành mía đường là khá cao, điều đó giúp cho NMĐ An Khê tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang và hoạt động kinh doanh của Cơng ty có hiệu quả. Đây cũng là điều kiện tốt để Cơng ty củng cố thêm vị trí trên thương trường, chứng tỏ được năng lực hoạt động của mình để huy động vốn từ các cổ đơng và các đối tác.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NMĐ An Khê từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 961,670 1.417,683 1.330,212 Lợi nhuận gộp từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 195,087 118,546 167,924 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp Tỷ đồng 170,711 54,075 115,702 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 20 8 13 Lợi nhuận biên từ hoạt động

kinh doanh % 18 4 9

Nguồn: Báo cáo tài chính của NMĐ An Khê năm 2011, 2012, 2013

Chi tiết báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của NMĐ An Khê và NMĐ Phổ Phong được trình bày ở Phụ lục 9.

Qua bảng 2.6 cho thấy doanh thu thuần của NMĐ Phổ Phong qua các năm khơng có biến động lớn, năm 2012 là năm khó khăn nên doanh thu thuần giảm từ 433 tỷ năm 2011 xuống còn gần 410 tỷ vào năm 2012 nhưng năm 2013 lại tăng lên 458 tỷ. Các chỉ tiêu như lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh cũng diễn biến tương tự như vậy. Sở dĩ các chỉ tiêu này của NMĐ Phổ Phong trong năm 2011 và năm 2013 chỉ dao động nhẹ vì

NMĐ này khơng tăng cơng suất thiết kế và giữ vùng mía nguyên liệu ổn định, bên cạnh đó cịn có lượng khách hàng trung thành lớn của Công ty, chỉ khi nào thị trường quá biến động như năm 2012 như thì những chỉ tiêu này mới có chênh lệch lớn.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NMĐ Phổ Phong từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 432,952 409,685 458,251

Lợi nhuận gộp từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 58,465 42,409 46,858

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp Tỷ đồng 40,904 27,966 38,793

Tỷ suất lợi nhuận gộp % 14 10 10 Lợi nhuận biên từ hoạt động

kinh doanh % 9 7 8

Nguồn: Báo cáo tài chính của NMĐ Phổ Phong năm 2011, 2012, 2013

Khái quát về tình hình kinh doanh của CTCP Đường Quảng Ngãi ở bảng 2.7, tác giả nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá phát triển và tăng qua các năm, lợi nhuận tăng liên tục từ 108 tỷ năm 2009 lên 708 tỷ năm 2012, lợi nhuận năm 2013 sụt giảm so với năm 2012 vì lợi nhuận chiếm phần lớn tổng lợi nhuận là sữa nhưng năm 2013 sữa không đạt lợi nhuận cao và Công ty phải đầu tư thêm thiết bị, dây chuyền công nghệ cho các nhà máy, xây dựng thêm Nhà máy sữa ở Bắc Ninh. Vì Cơng ty có chiến lược kinh doanh rõ ràng và tình hình kinh doanh ln vượt chỉ tiêu đề ra từ sau khi cổ phần nên vốn điều lệ của Cơng ty tăng lên nhanh chóng từ 96 tỷ năm 2009 lên 979 tỷ năm 2013, điều này cho thấy Cơng ty đang có chiến lược kinh doanh hợp lý.

Công ty cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, số lao động bình qn trong năm của Cơng ty ít dao động, chỉ tăng nhẹ qua các năm nhưng doanh

thu và lợi nhuận đều tăng mạnh. Qua những con số nói trên cho thấy CTCP Đường Quảng Ngãi đã có những bước đi vững chắc trên thị trường và có năng lực tài chính tốt, tạo nền tảng vững chắc cho việc sản xuất và tái đầu tư các nhà máy của Công ty, đặc biệt là 2 NMĐ Phổ Phong và An Khê, giúp cho ngành sản xuất chính và truyền thống của Công ty ngày càng phát triển.

Bảng 2.7: Tình hình kinh doanh của CTCP Đường Quảng Ngãi từ năm 2009 đến năm 2013 STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Doanh thu Tỷ 1.903,61 2.645,10 4.151,99 5.062,03 5.828,51

2 Lợi nhuận sau

thuế Tỷ 108,02 245,19 578,44 708,23 582,53 3 Vốn điều lệ Tỷ 96,13 125,11 296,16 621,93 979,28

4 Số lao động

bình quân Người 4.687 4.251 4.563 4.892 5.001

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Đường Quảng Ngãi năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

2.2.3.3. Thị phần

Vụ 2013-2014, CTCP Đường Quảng Ngãi đã sản xuất 137.214 tấn đường và tổng kết cuối năm chỉ còn tồn kho hơn 4.000 tấn đường nhằm mục đích cung cấp cho thị trường bán lẻ trong tỉnh, cho thấy tình hình tiêu thụ đường của Cơng ty là rất tốt.

Hình 2.4: Thị phần của các NMĐ ở Việt Nam năm 2013

Theo hình 2.4, Cơng ty chiếm 8% thị phần đường của cả nước, là một trong những cơng ty có cơng suất và sản lượng tiêu thụ lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, Công ty cần phải đầu tư thêm vùng mía nguyên liệu và cơ giới hóa cho các vùng mía này, bên cạnh đó cần chọn giống mía phát triển tốt tùy theo điều kiện thổ nhưỡng ở từng vùng, tìm kiếm thêm những khách hàng cơng nghiệp lớn,…

2.2.3.4. Văn hóa doanh nghiệp

Trước năm 2005, CTCP Đường Quảng Ngãi vẫn chưa cổ phần nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp nhà nước với hệ thống quản lý với nhiều cấp bậc, tư duy chiến lược chưa thực sự rõ ràng dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn, mơi trường làm việc khơng chun nghiệp, cịn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp,… Khi Công ty cổ phần với 100% vốn tư nhân đã tạo ra một động lực làm việc vơ cùng lớn đối với người lao động, vì lợi ích của Cơng ty cũng chính là lợi ích của người lao động, từ đó tạo nên những giá trị văn hóa mới cho Cơng ty. Văn hóa CTCP Đường Quảng Ngãi trước hết là văn hóa ứng xử, ứng xử giữa các đồng nghiệp với nhau, với cấp dưới và cấp trên của mình, với khách hàng và người bán hàng,… phải luôn luôn vui vẻ, thân thiện, cởi mở và thành thực với đối tượng mà mình tiếp xúc, đó là tinh thần mà Cơng ty hướng tới. Môi trường làm việc của Công ty thể hiện rõ nét qua việc CB CNV luôn chấp hành mọi nội quy của tổ chức như luôn mặc đúng trang phục tùy theo từng cơng việc, ln hồn thành cơng việc của mình

đúng thời hạn và hỗ trợ đồng nghiệp nếu cần, bài trí cảnh quan làm việc tại mỗi phịng ban theo tiêu chuẩn 5S,… Bên cạnh đó, Cơng ty cũng tổ chức các hoạt động trong Cơng ty và ngồi xã hội như: tổ chức các kỳ nghỉ cho cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh các phong trào thể thao trong Công ty và hỗ trợ nền thể thao tỉnh nhà, thưởng cho những con em CB CNV trong Cơng ty có thành tích học tập và nghiên cứu tốt, xây dựng các ngơi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong tỉnh, tổ chức các đợt từ thiện, hỗ trợ các đồng bào lũ lụt,… Có thể nói văn hóa CTCP Đường Quảng Ngãi được coi như là chất keo gắn kết các thành viên của công ty lại với nhau như một thể thống nhất hướng tới mục tiêu và chiến lược chung, giúp Cơng ty tạo nên hình ảnh đẹp trong mắt đối tác và người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3.5. Chính sách lương, thưởng và phúc lợi

CTCP Đường Quảng Ngãi là một trong những đơn vị trả lương tương đối cao nếu xét mặt bằng lương chung của cả nước, thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 là 6,8 triệu đồng/tháng và tăng đều qua các năm (khoảng 5% - 10%). Cơng ty xây dựng chính sách trả lương theo hiệu quả cơng việc, với tiêu chí:

- Trả lương tương xứng khối lượng, chất lượng, hiệu quả cơng việc cá nhân đảm nhận. Khuyến khích người lao động tích cực làm việc, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả đi đôi với việc tăng thu nhập cho người lao động.

- Chế độ trả lương cho tập thể, cá nhân phải gắn với mục tiêu và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Người có mức lương thấp nhất Cơng ty nhưng phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Hàng tháng, căn cứ vào kết quả làm việc của CBCNV, Cơng ty có chính sách khen thưởng đối với các tập thể hoặc cá nhân có thành tích hoặc sáng kiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phần thưởng được tính và trả ngay vào lương tháng đó của CBCNV. Ngồi ra, vào cuối mỗi năm tài chính, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh

doanh, Cơng ty sẽ có chính sách khen thưởng thành tích dựa trên mức độ hoàn thành chỉ tiêu cá nhân trong đánh giá định kỳ hàng tháng. Mức thưởng này sẽ được quy định cụ thể, chi tiết và công bằng cho từng cấp độ Cơng nhân viên.

Bên cạnh đó, hàng năm, Công ty tổ chức các chuyến tham quan nghỉ mát cho tất cả CBCNV và người thân trong cơng ty với mục đích chăm lo đến đời sống tinh thần của CB CNV, tái tạo sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Ban Tổng giám đốc đến tồn thể CB CNV trong Cơng ty.

Nhờ có hệ thống lương, thưởng hợp lý, tiêu chí phân bổ rõ ràng nên CTCP Đường Quảng Ngãi có thể kiểm sốt được hiệu quả làm việc của CB CNV. Tuy nhiên, hệ thống lương, thưởng này vẫn chưa thật sự tốt vì chưa áp dụng hệ thống tiền lương khoa học cụ thể nào khi việc đánh giá công việc của CB CNV nên đôi khi việc đánh giá vẫn cịn cảm tính. Cơng ty cần áp dụng hệ thống đánh giá tiền lương hiện đại như hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc theo KPI, hệ thống lương 3P,… nhằm đánh giá chính xác hơn hiệu quả cơng việc của CB CNV trong Công ty, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên cũ và thu hút thêm người tài giúp Công ty phát triển hơn.

2.2.3.6. Chuỗi giá trị của CTCP Đường Quảng Ngãi

Các hoạt động trong chuỗi giá trị theo Michael E.Porter áp dụng cho CTCP Đường Quảng Ngãi gồm các hoạt động chủ yếu và hoạt động hỗ trợ sau:

Các hoạt động chủ yếu gồm năm hoạt động: hậu cần đầu vào, vận hành,

hậu cần đầu ra, tiếp thị và bán hàng, dịch vụ

Hậu cần đầu vào

Nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất đường của CTCP Đường Quảng Ngãi là mía, mà nguồn cung mía có được từ vùng mía ngun liệu của cả 2 NMĐ với tổng diện tích là 19.800 ha đáp ứng đủ năng suất 12.200 TMN khi vào vụ mía. Sự ảnh hưởng của nguyên liệu tới doanh thu và lợi nhuận là rất lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% giá thành sản phẩm, điều này cho thấy mức độ chi phối nguồn nguyên vật liệu đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu là rất

cao. Vì thế, Cơng ty đã lược bớt thời gian thu mua và vận chuyển về nhà máy xuống khơng q 24 tiếng, mía đưa về nhà máy lập tức đưa vào sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng hao hụt chữ đường trong mía. Bên cạnh đó, người nơng dân trồng mía được cơng ty hỗ trợ cho vay 30-40% vốn đầu tư và bao tiêu đầu ra, các loại cây trồng khác ở 2 vùng mía nguyên liệu ở Phổ Phong và An Khê không được sự ưu đãi này nên người nơng dân khơng bỏ cây mía để trồng cây hoa màu khác, giúp ổn định vùng mía nguyên liệu và chất lượng của cây mía cũng được cải thiện nhiều hơn.

Vận hành

Hiện nay, cả 2 NMĐ đều có dây chuyền sản xuất mía với tổng công suất 12.200 TMN và trong một năm sản xuất được 115.000 – 150.000 tấn đường. Dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)