7. Kết cấu đề tài
1.2 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Đối với ngân hàng
Ngân hàng được gọi là “ngành kinh doanh rủi ro” bởi nó gánh chịu những rủi
ro do nguyên nhân chủ quan của mình, đồng thời phải gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra.
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, khoản vốn ngân hàng cho vay khơng có khả
năng thu hồi dẫn đến nợ q hạn, nợ khó địi, từ đó phát sinh nhiều chi phí như
chi phí giám sát, chi phí pháp lý, chi phí cơ hội cho các khoản đầu tư khác… làm giảm thu nhập và tăng chi phí đối với ngân hàng cho vay. Các rủi ro này ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, uy tín trên thị trường giảm sút
và các thiệt hại vô hình khác khơng thể lường được giá trị.
Mặt khác, các ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ, có mối liên hệ với nhau,
do đó khi một ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ phá sản dễ dẫn đến tình trạng
khủng hoảng dây chuyền của cả hệ thống ngân hàng.
Đối với nền kinh tế
Ngân hàng đóng vai trị là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế.
đời sống kinh tế xã hội. Rủi ro làm ngân hàng thu hẹp quy mô hoặc đối tượng
cho vay ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dẫn
đến sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa, hàng hóa khơng đáp ứng nhu cầu thị trường gây tổn thất cho xã hội.
Bên cạnh đó, ngân hàng cịn có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ và các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các rủi ro tín dụng gây thất thốt lớn trong hoạt động tín dụng ở một ngân hàng nếu không kịp thời khắc phục có thể ảnh hưởng đến mục tiêu về vĩ mô của nền kinh tế.
1.2.3 KSNB và quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng và tiềm ẩn rủi ro
cao. Để đối phó rủi ro tín dụng, các ngân hàng lập ra hệ thống kiểm soát phức
hợp nhiều cơng đoạn trong q trình thực hiện một khoản cấp tín dụng nhằm đảm bảo hợp lý rằng:
- Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa những thiếu sót trong hệ thống xử lý;
- Các dữ liệu cần được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ,
chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao;
- Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phịng rủi ro hợp lý;
- Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được đảm bảo an toàn. Như vậy, để thực hiện hoạt động tín dụng hiệu quả và ngăn ngừa, kiểm sốt
rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau:
1.2.3.1 Thiết lập quy trình chặt chẽ
Mỗi ngân hàng thương mại đều phải thiết kế quy trình của nghiệp vụ tín dụng khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng và yêu cầu kiểm sốt. Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc,
quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Việc xây dựng quy trình tín
- Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng phù hợp. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban trong hoạt động tín dụng được xác định rõ ràng.
- Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt
động kinh doanh.
- Quy trình tín dụng thường được mỗi NHTM cụ thể hóa thành cẩm nang, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất trong toàn hệ thống về việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Nhờ đó, người thực hiện nghiệp vụ hiểu rõ vai trị, vị trí và trách nhiệm của mình để có thái độ đúng đắn trong cơng việc.
- Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm sốt q trình cấp tín dụng và điều
chỉnh chính sách tín dụng của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu, những quy định cần được điều chỉnh và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng.
1.2.3.2 Thiết lập hệ thống KSNB và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả
Trên cơ sở các nguyên tắc của báo cáo Basel, một hệ thống KSNB hiệu quả
trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng cần phải được thiết kế
qua các khâu như sau:
Quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và giải ngân:
- Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn: nhằm đảm bảo mọi hồ sơ đề nghị
vay vốn của khách hàng đều được cấp có thẩm quyền theo dõi chặt chẽ và phân cơng cho nhân viên tín dụng hoặc nhóm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay;
- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay: nhằm đảm bảo việc đề
xuất cho vay tuân thủ đúng các điều kiện cấp tín dụng;
- Kiểm sốt thực hiện phân tích thơng tin tín dụng: nhằm đảm bảo thơng
tin tín dụng được trình bày trung thực, chính xác và được phân tích khách quan, thận trọng làm cơ sở cho việc xét duyệt cho vay;
- Kiểm sốt kết quả định giá và tính hợp lệ của hồ sơ tài sản đảm bảo:
nhằm đảm bảo việc định giá đã được tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do
ngân hàng đề ra và tài sản đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh,
hạn chế các rủi ro thu hồi vốn của ngân hàng.
- Kiểm soát thực hiện quyền phán quyết tín dụng: nhằm đảm bảo việc xét
duyệt tín dụng đúng thẩm quyền và trong hạn mức xét duyệt được phê chuẩn của cấp điều hành ngân hàng.
- Kiểm soát thực hiện hạn mức tín dụng đã duyệt: nhằm đảm bảo việc giải ngân hợp lệ và phù hợp với các điều kiện giải ngân khi xét duyệt cấp tín dụng.
Q trình giám sát tín dụng:
- Kiểm soát giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn và lãi vay: nhằm đảm
bảo việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn diễn ra thường xuyên
và đầy đủ;
- Kiểm sốt q trình thẩm tra thường xuyên tình hình tài chính của người vay và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản: nhằm đảm bảo
thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc;
- Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về hồ sơ tín dụng, vốn, lãi vay quá hạn và nợ xấu: nhằm đảm bảo số liệu được cung cấp đầy đủ kịp thời cho các cấp
có thẩm quyền, phục vụ việc ra quyết định thích hợp của nhà quản lý. Để đạt được yêu cầu này, ngân hàng phải có hệ thống xử lý thơng tin hữu hiệu.
Kiểm sốt việc thực hiện sự đánh giá và thẩm định định kỳ các mặt:
- Tiêu chuẩn lập quỹ dự phòng cho khoản vay có khả năng khơng thu hồi được: nhằm đảm bảo rằng việc trích lập các khoản nợ khơng thu hồi được là xác
thực và hợp lý;
- Đánh giá độ an toàn của tài sản thế chấp: nhằm đảm bảo tỷ lệ cho vay
hiện hành trên tài sản đảm bảo là hợp lý và an toàn;
Kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng:
- Kiểm soát việc xác định hệ thống hạn mức tín dụng: nhằm đảm bảo hạn
mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính tốn hợp lý giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng;
- Kiểm soát việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu xếp loại khách hàng và việc thực hiện xếp hạng khách hàng: nhằm đảm bảo khách hàng được xếp hạng chính
xác, khách quan và tránh sai lầm khi ra quyết định cho vay đối với những khách
hàng đã được xếp hạng;
- Kiểm soát việc xây dựng các phương pháp định lượng rủi ro và cách thức giám sát rủi ro áp dụng trong ngân hàng;
- Kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc phân quyền trong quy trình tín dụng.
1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng Hongkong and Sanghai Bangking Corporation (HSBC)
Ngân hàng HSBC được thành lập vào năm 1865 tại Hồng Kơng, hiện có 6.600 văn phịng tại 81 quốc gia với 253.000 nhân viên. Đây là một trong những
ngân hàng lớn nhất Thế giới với tổng tài sản vào khoảng 2,7 ngàn tỷ USD tính
đến 31 tháng 12 năm 2012 (HSBC, 2013). Hoạt động của ngân hàng HSBC rất đa dạng với nhiều sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các sản
phẩm tín dụng của HSBC hiện vẫn mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng. Để có thể đảm bảo một hoạt động cấp tín dụng an tồn và hiệu quả, HSBC đang áp dụng một hệ thống QTRR tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng.
HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ ràng chức năng
giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, cụ thể như sau:
- HSBC đang có hoạt động cấp tín dụng dựa trên việc luôn cố gắng xác định các điểm phát sinh rủi ro, đo lường chính xác mức độ rủi ro của các khoản,
nhóm hạn mức tín dụng để có thể quản lý tốt nhất, đưa ra chiến lược kinh doanh và mức lãi suất thích hợp.
- Việc áp dụng thành công cơ chế QTRR tín dụng tồn cầu của HSBC dựa trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu quá khứ và có phân tích tốt. Ngồi ra,
HSBC đã và đang áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng
mơ hình tốn kinh tế và hệ thống cơng nghệ thơng tin cao cấp. Bên cạnh đó, sự tuân thủ cao độ của toàn hệ thống đối với các chính sách tín dụng của HSBC là một trong những yếu tố quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng.
- Vai trị của kiểm tra nội bộ trong việc rà sốt tính chặt chẽ, hiệu quả,
thường xuyên của hệ thống QTRR tín dụng đã giúp cho HSBC luôn nâng cao được chất lượng và trình độ QTRR tín dụng của minh.
Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)
Ngân hàng UOB thành lập năm 1935 tại Singapore, hiện có hơn 500 văn
phòng trên 19 quốc gia với số vốn là 25 tỷ SGD, tổng dư nợ tín dụng là 156 tỷ SGD năm 2012 (UOB Group, 2012). Với gần 80 năm kinh nghiệm, UOB đã thiết lập cho mình một hệ thống QTRR tín dụng tương đối mạnh để đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, đặc biệt trong giai đoạn UOB đang thực hiện chiến lược
mua lại một số ngân hàng ở các nước Châu Á khác. Mặc dù không lớn mạnh như
HSBC nhưng UOB cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu trong khu vực
Châu Á.
Hệ thống QTRR tín dụng của UOB được xây dựng dựa trên sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác QTRR. Sự thành công trong công tác QTRR của
- Xác định được đầy đủ các điểm có thể phát sinh rủi ro trong hoạt động
tín dụng để có các quy trình xử lý phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn.
- Các chính sách và quy trình của UOB được trình bày dễ hiểu, tập hợp
thành cẩm nang và được truyền đạt liên tục cho tất cả các thành viên liên quan của hệ thống.
- Đặc biệt đề cao cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên.
- Các thành viên của UOB có tính tn thủ rất cao đối với các quy định,
chính sách tín dụng của ngân hàng và ngân hàng Trung Ương.
- Hệ thống thông tin khách hàng được tập trung hóa tối đa và được chia
sẻ cho tồn hệ thống. Đây cũng là nguồn thơng tin cho việc định lượng mức độ rủi ro của danh mục tín dụng.
- Việc phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề đạt đến trình độ chun mơn hóa cao, giảm thiểu rủi ro do hạn chế về kiến thức ngành nghề của cán bộ kinh doanh sản phẩm tín dụng.
- Việc phân quyền phê duyệt cho cán bộ được xem xét kỹ lưỡng và thủ
tục ủy quyền đều mang tính pháp lý cao (qua cơng chứng Nhà nước) để bảo đảm
người được ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình.
- Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng
được vận dụng mạnh mẽ để có thể có những biện pháp khắc phục kịp thời, tránh
tổn thất xảy ra.
- Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện tại những thời
điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời
kỳ và có biện pháp phịng chống, dự phịng rủi ro, chính sách giá phù hợp.
- Hoạt động kiểm tra nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được
duy trì một cách rất hiệu quả, bảo đảm tính tuân thủ cao trong hệ thống.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam
- Chính sách và quy trình của ngân hàng phải đồng bộ, rõ ràng, hạn chế
việc thay đổi thường xuyên để nhân viên nắm vững được toàn bộ các quy định của ngân hàng.
- Cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin về quan hệ vay vốn của từng khách hàng, giúp ngân hàng dễ dàng khai thác thơng tin tín dụng trong quá khứ khi tái lập quan hệ tín dụng, cập nhật thông tin về các ngành nghề
khác nhau để dự báo được rủi ro đối với từng lĩnh vực đang cho vay của ngân
hàng.
- Chú trọng đến công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh và xử
lý kịp thời các sai phạm sau cho vay.
- Phân công CBTD phụ trách các nhóm khách hàng riêng biệt theo ngành
nghề nhằm mang lại sự hiểu biết tốt nhất cho CBTD để phục vụ khách hàng tốt nhất với rủi ro thấp nhất.
- Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ để nhân viên nắm bắt
kịp thời những thay đổi trong môi trường hoạt động kinh doanh.
- Đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ trước khi phân quyền phê duyệt tín
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hệ thống KSNB đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của các đơn vị, tổ chức. QTRR trên cơ sở các bộ phận cơ bản của hệ thống KSNB đã phát triển yếu tố Đánh giá rủi ro thành bốn yếu tố: Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm
tàng, Đánh giá rủi ro và Phản ứng với rủi ro.
Một hệ thống KSNB hiệu quả cho ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn của Basel I phải bao gồm các yếu tố: tạo ra mơi trường văn hóa kiểm soát mạnh mẽ; nhận biết và đánh giá rủi ro đầy đủ; tổ chức hoạt động kiểm soát chặt chẽ và phân công, phân nhiệm rõ ràng; xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả và giám sát hoạt động thường xuyên, sửa chữa sai sót kịp thời.
Tóm lại, việc thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống KSNB sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa các rủi ro tín dụng có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI