Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 41)

7. Kết cấu đề tài

1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài và bà

học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài

 Ngân hàng Hongkong and Sanghai Bangking Corporation (HSBC)

Ngân hàng HSBC được thành lập vào năm 1865 tại Hồng Kông, hiện có 6.600 văn phịng tại 81 quốc gia với 253.000 nhân viên. Đây là một trong những

ngân hàng lớn nhất Thế giới với tổng tài sản vào khoảng 2,7 ngàn tỷ USD tính

đến 31 tháng 12 năm 2012 (HSBC, 2013). Hoạt động của ngân hàng HSBC rất đa dạng với nhiều sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các sản

phẩm tín dụng của HSBC hiện vẫn mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng. Để có thể đảm bảo một hoạt động cấp tín dụng an tồn và hiệu quả, HSBC đang áp dụng một hệ thống QTRR tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng.

HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ ràng chức năng

giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, cụ thể như sau:

- HSBC đang có hoạt động cấp tín dụng dựa trên việc ln cố gắng xác định các điểm phát sinh rủi ro, đo lường chính xác mức độ rủi ro của các khoản,

nhóm hạn mức tín dụng để có thể quản lý tốt nhất, đưa ra chiến lược kinh doanh và mức lãi suất thích hợp.

- Việc áp dụng thành công cơ chế QTRR tín dụng tồn cầu của HSBC dựa trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu q khứ và có phân tích tốt. Ngồi ra,

HSBC đã và đang áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng

mơ hình tốn kinh tế và hệ thống cơng nghệ thơng tin cao cấp. Bên cạnh đó, sự tuân thủ cao độ của tồn hệ thống đối với các chính sách tín dụng của HSBC là một trong những yếu tố quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng.

- Vai trò của kiểm tra nội bộ trong việc rà sốt tính chặt chẽ, hiệu quả,

thường xuyên của hệ thống QTRR tín dụng đã giúp cho HSBC luôn nâng cao được chất lượng và trình độ QTRR tín dụng của minh.

 Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)

Ngân hàng UOB thành lập năm 1935 tại Singapore, hiện có hơn 500 văn

phòng trên 19 quốc gia với số vốn là 25 tỷ SGD, tổng dư nợ tín dụng là 156 tỷ SGD năm 2012 (UOB Group, 2012). Với gần 80 năm kinh nghiệm, UOB đã thiết lập cho mình một hệ thống QTRR tín dụng tương đối mạnh để đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, đặc biệt trong giai đoạn UOB đang thực hiện chiến lược

mua lại một số ngân hàng ở các nước Châu Á khác. Mặc dù không lớn mạnh như

HSBC nhưng UOB cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu trong khu vực

Châu Á.

Hệ thống QTRR tín dụng của UOB được xây dựng dựa trên sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác QTRR. Sự thành công trong công tác QTRR của

- Xác định được đầy đủ các điểm có thể phát sinh rủi ro trong hoạt động

tín dụng để có các quy trình xử lý phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn.

- Các chính sách và quy trình của UOB được trình bày dễ hiểu, tập hợp

thành cẩm nang và được truyền đạt liên tục cho tất cả các thành viên liên quan của hệ thống.

- Đặc biệt đề cao công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên.

- Các thành viên của UOB có tính tn thủ rất cao đối với các quy định,

chính sách tín dụng của ngân hàng và ngân hàng Trung Ương.

- Hệ thống thông tin khách hàng được tập trung hóa tối đa và được chia

sẻ cho tồn hệ thống. Đây cũng là nguồn thông tin cho việc định lượng mức độ rủi ro của danh mục tín dụng.

- Việc phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề đạt đến trình độ chun mơn hóa cao, giảm thiểu rủi ro do hạn chế về kiến thức ngành nghề của cán bộ kinh doanh sản phẩm tín dụng.

- Việc phân quyền phê duyệt cho cán bộ được xem xét kỹ lưỡng và thủ

tục ủy quyền đều mang tính pháp lý cao (qua cơng chứng Nhà nước) để bảo đảm

người được ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình.

- Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng

được vận dụng mạnh mẽ để có thể có những biện pháp khắc phục kịp thời, tránh

tổn thất xảy ra.

- Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện tại những thời

điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời

kỳ và có biện pháp phịng chống, dự phịng rủi ro, chính sách giá phù hợp.

- Hoạt động kiểm tra nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được

duy trì một cách rất hiệu quả, bảo đảm tính tuân thủ cao trong hệ thống.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam

- Chính sách và quy trình của ngân hàng phải đồng bộ, rõ ràng, hạn chế

việc thay đổi thường xuyên để nhân viên nắm vững được toàn bộ các quy định của ngân hàng.

- Cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin về quan hệ vay vốn của từng khách hàng, giúp ngân hàng dễ dàng khai thác thơng tin tín dụng trong q khứ khi tái lập quan hệ tín dụng, cập nhật thơng tin về các ngành nghề

khác nhau để dự báo được rủi ro đối với từng lĩnh vực đang cho vay của ngân

hàng.

- Chú trọng đến công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh và xử

lý kịp thời các sai phạm sau cho vay.

- Phân cơng CBTD phụ trách các nhóm khách hàng riêng biệt theo ngành

nghề nhằm mang lại sự hiểu biết tốt nhất cho CBTD để phục vụ khách hàng tốt nhất với rủi ro thấp nhất.

- Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ để nhân viên nắm bắt

kịp thời những thay đổi trong môi trường hoạt động kinh doanh.

- Đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ trước khi phân quyền phê duyệt tín

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hệ thống KSNB đóng vai trị thiết yếu trong hoạt động của các đơn vị, tổ chức. QTRR trên cơ sở các bộ phận cơ bản của hệ thống KSNB đã phát triển yếu tố Đánh giá rủi ro thành bốn yếu tố: Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm

tàng, Đánh giá rủi ro và Phản ứng với rủi ro.

Một hệ thống KSNB hiệu quả cho ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn của Basel I phải bao gồm các yếu tố: tạo ra mơi trường văn hóa kiểm sốt mạnh mẽ; nhận biết và đánh giá rủi ro đầy đủ; tổ chức hoạt động kiểm sốt chặt chẽ và phân cơng, phân nhiệm rõ ràng; xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả và giám sát hoạt động thường xuyên, sửa chữa sai sót kịp thời.

Tóm lại, việc thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống KSNB sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa các rủi ro tín dụng có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1 Sự hình thành và phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ngành ngân hàng Việt Nam ra đời từ năm 1951 với mơ hình ban đầu chỉ bao gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam với các chức năng hoạt động của một ngân hàng Trung ương là phát hành, điều tiết và lưu thông tiền tệ. Trong suốt thời kỳ từ năm 1951 đến năm 1986, hoạt động ngân hàng Việt Nam còn sơ khai, mang nặng tính bao cấp, hành chính, đơn thuần là thực hiện cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, các

chương trình cơng cộng của Chính phủ.

Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính năm 1990 đã xóa bỏ cơ chế ngân hàng một cấp và hình thành thêm hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Các thay đổi quan trọng đã được thực hiện cả trong cấu trúc, quy

định và hoạt động của các ngân hàng, làm thúc đẩy lĩnh vực ngân hàng tại Việt

Nam phát triển tương ứng với nền kinh tế cơng nghiệp hóa. Đến nay, hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam được chi phối bởi 05 ngân hàng thương mại

quốc doanh lớn và một ngân hàng Chính sách xã hội. Đi cùng với các ngân hàng quốc doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là 34 ngân hàng

thương mại cổ phần, 06 ngân hàng liên doanh, 14 ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các quỹ tín dụng nhân dân, cơng ty

tài chính và cơng ty cho thuê tài chính (NHNN Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn).

Trong bối cảnh của cuộc cải cách hệ thống ngân hàng vào cuối thập niên

1980, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã được thành

lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng và đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank). Qua hơn 22 năm hình thành và phát triển, Eximbank đã đạt được một số thành tựu nổi bật như sau:

- Năm 1991, 1992: Được NHNN và Bộ tài chính tín nhiệm giao thực hiện

một phần chương trình tài trợ khơng hồn lại của Thụy Điển dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển.

- Năm 1995: Được chọn là một trong sáu ngân hàng Việt Nam tham gia

Dự án hiện đại hóa ngân hàng do NHNN Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - World Bank.

- Năm 2005: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ

quốc tế Visa Debit.

- Năm 2009: Chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng

Khốn Tp. Hồ Chí Minh.

- Năm 2011: Được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất năm 2010.

- Năm 2012: Được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội

địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”; tiếp tục được xếp hạng trong top 1.000 ngân

hàng lớn nhất thế giới năm 2012 do tạp chí The Banker bình chọn và xếp hạng 37 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Giới thiệu về Eximbank, http://eximbank.com.vn).

Song song với các kết quả đạt được trong quá trình phát triển, Eximbank

cũng đã có những bước phát triển ổn định về các chỉ tiêu tài chính qua các năm. Theo thống kê quy mô các ngân hàng Việt Nam năm 2012, Eximbank là một trong bốn ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất khối các ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam năm 2012 với vốn điều lệ đạt 12.355 tỷ đồng và

tổng tài sản đạt 170.252 tỷ đồng7. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Eximbank qua các năm vẫn có xu hướng tăng, từ 969 tỷ đồng năm

2008 lên 2.851 tỷ đồng năm 2012, mức cao nhất đạt 4.056 tỷ đồng năm 2011 (Xem biểu đồ 2.1). Tổng tài sản Eximbank (tỷ đồng) 42,248 65,448 131,111 183,567 170,156 - 50,000 100,000 150,000 200,000 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn điều lệ Eximbank (tỷ đồng) 7,220 8,800 10,560 12,355 12,355 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

969 1,533 2,378 4,056 2,851 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2008 2009 2010 2011 2012 ROE (%) 7.43 8.65 13.51 20.39 13.30 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm từ 2008 - 2012 của Eximbank.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2008 - 2012 tại Eximbank

Hiện tại, mạng lưới giao dịch Eximbank gồm 203 điểm giao dịch tại 20 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành có tiềm lực kinh tế, các khu trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất. Các hoạt động phát triển mạng lưới này nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2010 - 2015 của ngân hàng với các mục tiêu: nỗ lực phấn đấu trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam; tiếp tục phát huy thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống

ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là phục vụ cho khách hàng cá nhân; đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng (Ngân hàng

Eximbank, Báo cáo thường niên năm 2012).

2.1.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Đây là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngành. Song song với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam trong những năm qua khá cao. Tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đạt xấp xỉ 3,1 triệu tỷ đồng, tăng 230% so với năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và làm giảm tỷ lệ an toàn vốn của

các ngân hàng do quy mơ vốn tự có thấp và tỷ lệ tăng vốn tự có chậm.

Cùng với sự tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam,

Eximbank cũng đã đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ tín dụng từ các hình thức cấp tín dụng đơn thuần là cho vay đến các dạng chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, thẻ tín dụng, thấu chi và bao thanh toán để tăng khả năng cạnh tranh trong kinh

doanh. Đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tại Eximbank đạt 74.922 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2008 và chiếm 2,6% thị phần cho vay toàn ngành ngân

hàng.

Cơ cấu cho vay theo ngành vẫn thể hiện thế mạnh của Eximbank trong tài trợ

xuất khẩu với tỷ lệ cho vay thương mại chiếm 25%, cho vay dịch vụ cộng đồng và cá nhân chiếm 27%. Cùng với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược Sumitomo

Mitsui Banking Corporation (SMBC), Eximbank đang áp dụng mơ hình bán lẻ

mới và phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ (Ngân hàng Eximbank, Báo cáo

thường niên năm 2012).

Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ tín dụng, Eximbank cũng

đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm sốt rủi ro và an tồn hoạt động,

quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ, tăng cường kiểm tra KSNB tại chỗ, thiết lập mơ hình thẩm định giá tập trung nhằm kiểm sốt nợ xấu. Tính đến

31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank ở mức 1,32%, xấp xỉ 990 tỷ đồng, giảm

3,39% so với năm 2008 (Xem biểu đồ 2.2).

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm từ 2008 - 2012 của Eximbank.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ dư nợ và tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank giai đoạn 2008 - 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)