Nhóm đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích trục trặc trong công việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU

3.2. Mối quan hệ giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với chính quyền địa phƣơng

3.2.1.4. Nhóm đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng

Nhóm này gồm ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo và học sinh sinh viên đƣợc NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT. Theo đó, ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo đƣợc NSNN hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT, HSSV đƣợc hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT, các địa phƣơng có thể cân đối ngân sách địa phƣơng hỗ trợ phần còn lại.74

Việc cân đối nguồn kinh phí địa phƣơng để hỗ trợ mức đóng BHYT đƣợc UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài chính chủ động tham mƣu75. Tuy nhiên, Phú Yên là tỉnh có số thu ngân sách hạn hẹp nên chỉ hỗ trợ ở mức tối thiểu, phần cịn lại đối tƣợng tự đóng cho cơ quan BHXH thơng

72

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011).

73 Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011).

74 Thủ tƣớng Chính phủ (2012): Thủ tƣớng Chính phủ nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho ngƣời thuộc hộ gia

đình cận nghèo từ mức tối thiểu 50% lên mức tối thiểu 70%.

qua hệ thống đại lý thu BHYT ở xã, phƣờng và ở trƣờng học. Cơ quan BHXH phối hợp Sở Tài chính quyết tốn kinh phí hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tƣợng này từ nguồn NSNN (Hộp 3.3).

Hộp 3.3: Hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tƣợng từ ngân sách địa phƣơng

Hiện nay, thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên rất thấp và hầu nhƣ đƣợc bổ sung ngân sách từ trung ƣơng nên ngồi những đối tƣợng đƣợc NSNN đóng 100% mức phí BHYT, việc hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHYT cho các đối tƣợng học sinh, sinh viên và hộ cận nghèo chỉ ở mức tối thiểu (70% đối với ngƣời thuộc hộ cận nghèo và 50% đối với học sinh, sinh viên). Phần cịn lại đối tƣợng tự đóng cho cơ quan BHXH. Hằng năm, Sở Tài chính tế phối hợp cơ quan BHXH quyết tốn nguồn kinh phí đóng và hỗ trợ cho các đối tƣợng này.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn Ơng L.Q.T – Phó trƣởng Phịng quản lý Ngân sách – Sở Tài chính

Phú Yên

Đối với HSSV, Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp cơ quan BHXH tỉnh thực hiện tuyên truyền, vận động HSSV tham gia BHYT và giao chỉ tiêu HSSV tham gia BHYT hằng năm cho BHXH cấp huyện, Phòng Giáo dục huyện và các trƣờng trở thành nhiệm vụ công tác của đơn vị. Mối quan hệ phối hợp này đƣợc chặt chẽ và thƣờng xuyên thông qua tổng kết, khen thƣởng. Do đó, việc thực hiện chính sách BHYT đối với HSSV đƣợc thuận lợi và đến năm 2013, có 90% HSSV tham gia BHYT (Hộp 3.4).

Hộp 3.4: Tình hình triển khai thu BHYT đối với học sinh, sinh viên do NSNN hỗ trợ

Đối tƣợng HSSV do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH tỉnh Phú Yên và Sở Giáo dục và Đào tạo trong tuyên truyền, vận động tham gia BHYT và giao chỉ tiêu HSSV tham gia BHYT hàng năm trở thành một trong những nhiệm vụ của các Phòng giáo dục và các trƣờng học. Hằng năm, hai ngành phối hợp tổ chức tổng kết, khen thƣởng các đơn vị hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao. Kết quả, đối tƣợng HSSV tham gia BHYT với tỷ lệ gần 100%.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn Ông H.P Phó giám đốc BHXH tỉnh Phú Yên.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách BHYT đối với ngƣời cận nghèo không đƣợc thuận lợi. Đến năm 2013, tỉnh Phú Yên mới bao phủ 35,74% ngƣời cận nghèo. Với nguồn ngân sách tỉnh hạn hẹp chỉ hỗ trợ với mức 70% và phần còn lại 30% đối tƣợng tự đóng cho cơ quan BHXH huyện thông qua đại lý thu BHYT xã, phƣờng. Hàng quý, BHXH huyện quyết toán số thu BHYT của đối tƣợng này cho BHXH tỉnh để phối hợp Sở LĐTBXH để

quyết tốn kinh phí NSNN hỗ trợ với Sở Tài chính.76 Bên cạnh đó, cơ quan BHXH còn phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và cơ quan truyền thông thực hiện thông tin, truyền thơng về chính sách BHYT. Mặc dù, ngƣời cận nghèo do UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH và UBND cấp huyện quản lý hộ cận nghèo theo phân cấp của UBND tỉnh và theo hƣớng dẫn của Sở LĐTBXH, nhƣng chƣa có sự phối hợp với cơ quan BHXH trong cơng tác truyền thơng về chính sách BHYT cho đối tƣợng này (Hình 3.4).

Hình 3.4: Sơ đồ khai thác thu BHYT đối với ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo

Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên kết quả phỏng vấn và BHXH Việt Nam (2011).

Để tham gia BHYT, ngƣời cận nghèo phải tự đóng 30% mức phí, nhƣng đây vẫn cịn là thách thức so với điều kiện kinh tế của họ. Tuy nhiên, xét tiêu chuẩn về thu nhập giữa hộ cận nghèo và hộ nghèo thì khơng chênh lệch nhiều nhƣng hộ nghèo đƣợc NSNN đóng 100% mức phí BHYT, cụ thể:

Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 TT Hộ gia đình Thành thị (Đồng/ngƣời/tháng) Nông thôn (Đồng/ngƣời/tháng) 1 Hộ nghèo ≤ 500.000 ≤ 400.000 2 Hộ cận nghèo 501.000 – 650.000 401.000 – 520.000 Nguồn: Thủ tƣớng Chính phủ (2011).

Mặc dù, ngƣời cận nghèo thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT, nhƣng trên thực tế họ tham gia trên tinh thần tự nguyện và việc tham gia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ khả năng chi trả mức phí, chất lƣợng KCB, chi phí KCB đƣợc bảo hiểm hay quyền lợi đƣợc bảo hiểm, độ tuổi, thơng tin về chính sách BHYT, nhận thức về chăm sóc sức khỏe.77 Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy hạn chế của hộ cận nghèo khơng tham gia BHYT xuất phát từ chính khả năng chi trả mức phí BHYT (Hộp 3.5).78

Hộp 3.5: Khả năng chi trả phí BHYT ảnh hƣởng đến việc tham gia BHYT của hộ gia đình cận

nghèo

Trƣớc năm 2012, NSNN chỉ hỗ trợ 50%, nhƣng với Dự án Hỗ trợ Y tế khu vực Bắc Trung bộ của Ngân hàng Thế giới đã nâng mức hỗ trợ lên 80-90% mức phí BHYT đã làm gia tăng số ngƣời thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT lên đến 74%. Ở phía nam, Dự án Hỗ trợ Y tế Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Ngân hàng Thế giới đã nâng mức hỗ trợ lên 70% đã làm gia tăng số ngƣời thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT lên đến 50%. Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm 2012, với mức hỗ trợ 50% từ NSNN thì bình quân cả nƣớc mới chỉ có 17% ngƣời cận nghèo tham gia BHYT.

Nguồn: Aparnaa và đ.t.g (2014).

Nhƣ vậy, lựa chọn ngƣợc xảy ra đối với ngƣời cận nghèo khi tham gia BHYT mặc dù họ thuộc diện bắt buộc và đƣợc hỗ trợ 70% mức phí. Tuy nhiên, phần 30% cịn lại họ tự đóng là một khó khăn đối với thu nhập để có thể khuyến khích họ tham gia. Trong khi đó, CQĐP khơng đủ nguồn lực để hỗ trợ phần cịn lại và chƣa có sự quan tâm trong công tác thông tin, tuyền thơng về BHYT. Do đó, hạn chế bao phủ BHYT đối với ngƣời cận nghèo. Theo kinh nghiệm từ các nƣớc và các địa phƣơng thực hiện thành công bao phủ BHYT tồn dân đƣợc phân tích ở chƣơng 2 cho thấy rằng việc hỗ trợ tham gia BHYT từ NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng diện bao phủ BHYT những đối tƣợng dễ tổn

77

Bhat & Jain (2006).

thƣơng và thu nhập thấp để tạo điều kiện cho họ tiếp cận dịch vụ y tế và tránh rủi ro về tài chính khi khơng may bệnh tật, ốm đau. Do đó, cần có sự cam kết hỗ trợ miễn phí cho ngƣời cận nghèo tham gia BHYT để tránh lựa chọn ngƣợc và rơi vào tái nghèo, đồng thời tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan BHXH với CQĐP các cấp, Hội, đồn thể trong cơng tác thơng tin, giáo dục, tuyên truyền chính sách BHYT để nâng cao nhận thức của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích trục trặc trong công việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)