CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.4.6. Các yếu tố quan hệ Vùng
- Nằm trong Vùng KTTĐ Phía Nam, Nhơn Trạch có vị trí nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng rất quan trọng ở phía Nam nước ta, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước, vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn và đang là địa bàn hấp dẫn, thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo trong vòng 10 năm tới, Vùng tiếp tục là địa bàn dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư phát triển kinh tế và phát triển đô thị, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt bình quân trên 11-12%/năm đến 2020 và trên 10%/năm trong giai đoạn tiếp theo đến 2025.
“Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phịng, an ninh vùng Đơng Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” xác định phương hướng phát triển chủ yếu của Vùng trong đó có
Nhơn Trạch là phát triển nhanh, ổn định và bền vững, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt, phương hướng phát triển Vùng được Nghị quyết 53-NQ/TW nêu ra có ý nghĩa quan trọng đến quá trình phát triển của Nhơn Trạch trong thời kỳ tới là chủ trương phát triển kết cấu hạ tầng, hoàn thành xây dựng các tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt; triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
- Cơ hội đột phá phát triển kinh tế - xã hội khi tuyến cầu đường Quận 9 (TP.Hồ Chí Minh) - Nhơn Trạch nối liền nội thành TP.Hồ Chí Minh với Nhơn Trạch được xây dựng trong giai đoạn sau 2015, dự kiến vốn đầu tư thu hút được sẽ tăng lên gấp khoảng 3-4 lần mức hiện nay, đồng thời Nhơn Trạch sẽ nhanh chóng phát triển thành một đơ thị lớn về dịch vụ và cơng nghiệp của vùng KTTĐ phía Nam với qui mơ dân số có thể lên đến 50-60 vạn người đến 2025.
- Cơ hội đột phá phát triển khi tuyến đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được xây dựng sẽ kết nối thông suốt Nhơn Trạch với TP.Biên Hồ (trung tâm cơng nghiệp), TP.Vũng Tàu (trung tâm du lịch) của vùng KTTĐPN và Nhơn Trạch với QL1A, QL20 đi khu vực Tây Nguyên. Dự kiến lợi thế thu hút đầu tư phát triển kinh tế và đô thị của Nhơn Trạch sẽ tăng lên gấp 2 - 3 lần mức hiện nay, qui mơ dân số nội thị có thể lên đến 40 - 45 vạn người vào 2025.
- Cơ hội đẩy mạnh phát triển cùng với TP.Hồ Chí Minh (cảng Sài Gịn) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cảng Cái Mép) trở thành một trong 3 đầu mối giao thương đường biển của
vùng KTTĐPN khi cảng Gò Dầu được nâng cấp và cảng Phước An được xây dựng (giai đoạn 2015- 2020) thành cảng biển có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT của tỉnh, kết nối với cảng Cái Mép (Bà Rịa -Vũng Tàu) tạo thành cụm cảng biển cửa ngõ trên sông Thị Vải của vùng KTTĐPN. Dự kiến khi cảng Gò Dầu (cảng Gò Dầu A và B) và cảng Phước An được nâng cấp, xây dựng và đi vào hoạt động tồn bộ, khả năng thơng quan có thể lên tới trên 10 triệu tấn năm, dịch vụ cảng biển và vận chuyển - kho vận trên địa bàn có thể đóng góp 2-2,5% tốc độ tăng trưởng kinh tế và 4-5% tốc độ tăng trưởng dịch vụ của Nhơn Trạch trong giai đoạn sau 2015. Nhơn Trạch có thể phát triển thành phố cảng và thương mại lớn mạnh trong khu vực đến năm 2025.
- Tiềm năng, lợi thế về mở rộng giao lưu, hợp tác trong khu vực tam giác TP.Hồ Chí Minh - Biên Hồ - Vũng Tàu để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị. Nằm giáp nội thành TP.HCM - một trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước, có lực lượng lao động có tay nghề khá dồi dào, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, nhất là khi tuyến cầu đường Quận 9, TP.HCM - Nhơn Trạch được xây dựng, Nhơn Trạch có tiềm năng lợi thế giao lưu, hợp tác thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực với thành phố nhất là về phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ đào tạo, chuyển giao cơng nghệ, tài chính - ngân hàng, thương mại, du lịch và phát triển đô thị. Tiềm năng về mở rộng giao lưu, hợp tác với TP. Vũng Tàu để phát triển du lịch, với đô thị công nghiệp Phú Mỹ (cách 10 km) để phát triển công nghiệp. Liên kết với Tp. Biên Hồ và huyện Long Thành để phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đơ thị, hình thành và phát triển khu vực tam giác trọng điểm kinh tế và đô thị của tỉnh là Biên Hoà - Nhơn Trạch - Long Thành.
1.4.7. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến huyện Nhơn Trạch nằm trong bối cảnh chung của những tác động đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài những kết quả về tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư, việc gia nhập WTO còn mang lại lợi ích dài hạn đối với Việt Nam và điều này cũng phụ thuộc vào việc thực hiện cam kết của Việt Nam. Cụ thể hơn, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng tới 8,5% trong năm 2007 và do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các năm sau này các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt thấp theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết của Quốc hội về Kế
hoạch 5 năm. Kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phải đối mặt với áp lực lớn trong ngắn hạn và chưa thể trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh trong 1-2 năm tới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2011-2013 sẽ chỉ đạt 5,6%/năm (cũng là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây), thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo kế hoạch (6,5 - 7%). Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại thì một số nước trong khu vực ASEAN đã có sự cải thiện rõ rệt. Tồn kho hàng hóa có giảm, trong đó có bộ phận do doanh nghiệp khó khăn thị trường buộc phải cắt giảm cơng suất, hoạt động cầm chừng đã diễn ra từ năm 2012 và tiếp tục kéo dài đến nay. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại (tổng số là 64.906 doanh nghiệp) 8 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng dần, tuy nhiên vẫn khơng nhiều hơn đáng kể số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động (tổng số là 60.438 doanh nghiệp).
Từ phân tích số liệu trên, các doanh nghiệp đang hoạt động vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp quy mơ trung bình và lớn mặc dù đã cầm cự được trong mấy năm vừa qua, nhưng đến nay vẫn phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản sẽ tác động tiêu cực hơn tới vấn đề lao động, việc làm và thu ngân sách nhà nước. Việc tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn; cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội dự kiến với số tiền khoảng 30.000 tỷ đồng đã triển khai nhưng số tiền giải ngân chương trình này cịn ở mức rất thấp .
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng, kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn, thu hút đầu tư FDI tăng qua từng thời kỳ, tương đương với 5 năm trước đó cộng lại, xuất khẩu tăng trưởng 20%. Những thành tựu đó đã tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao năng lực của nền kinh tế để đáp ứng được những thách thức mới.
1.5/ Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số địa phương 1.5.1.1 Bình Dương 1.5.1.1 Bình Dương
Bình dương là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Khoảng 20 năm trở lại đây, Bình Dương đã thay đổi hồn tồn, từ một địa phương với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đã thành công trong phát triển công nghiệp
và dịch vụ, chiếm khoảng 96,2%; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một điểm nóng và hấp dẫn trong việc thu hút các dự án đầu tư.
Tính đến năm 2013, Bình Dương có 24 KCN với tổng diện tích quy hoạch 7.187,09 ha, trong đó có 23 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.984,69 ha. Hiện có 1.202 dự án cịn hiệu lực, bao gồm 832 dự án FDI và 370 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 5,5 tỷ USD và 24.090,986 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các KCN cũng đã ký 1.033 hợp đồng thuê đất và nhà xưởng với tổng diện tích 2.484 ha, đạt tỷ lệ 51,31% (khơng tính KCN Thới Hịa), có 903 doanh nghiệp đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ 75% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép và cịn hiệu lực, trong đó, có 582 doanh nghiệp FDI (chiếm 65%). Tổng số lao động làm việc tại các KCN là 225.923 người, có hơn 21.000 là lao động người Bình Dương (chiếm 9,39%), cịn lại là lao động phổ thơng đến từ các tình thành khác.
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư tại Bình Dương hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp tăng vốn đầu tư để mở rộng quy ơ sản xuất. Một số tập đồn lớn bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư tại Bình Dương như Panasonic Eco Solutions…các dự án FDI đã đóng góp khoản thu lớn vào ngân sách địa phương lên đến 7.500 tỷ đồng. Những thành công trong việc phát triển KCN đã thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển mạnh mẽ, nâng cao mức sống của người dân, những thành tựu đạt được là do:
- Chính quyền tỉnh Bình Dương quan tâm, hỗ trợ, đầu tư, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư thơng thống, đã tạo được điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc quan tâm xây dựng môi trường đầu tư thơng thống, Bình Dương đặc biệt quan tâm hồn thiện các dịch vụ đi kèm phục vụ KCN, nâng cao nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng và hồn chỉnh như giao thơng, điện nước, viễn thông…hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư vào các KCN.
- Thủ tục cải cách hành chính ngày càng được đơn giản hóa và được cơng khai tại các trang thôn tin điện tử của Ban Quản lý các khu cơng nghiệp Bình Dương, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ thơng qua website, giảm được chi phí đi lại và thời gian cho các nhà đầu tư.
1.5.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương mạnh về thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN so với cả nước, trong đó có những dự án lớn như Intel, Samsung…số dự án chiếm tỷ lệ 1/3 so với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một địa điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thị trường lao động dồi dào và các dịch vụ tiện ích sẵn có, do đó tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi và trong nước.
Tính đến năm 2013, tại các KCN và KCX Thành phố Hồ Chí Minh có trên 1.274 dự án đầu tư cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 7,781 tỷ USD. Trong đó, có 504 dự án có vốn đầu tư nước ngồi (FDI), với số vốn đăng ký là 4,715 tỷ USD; dự án có vốn đầu tư trong nước 770 dự án, với số vốn đầu tư là 45.939,17 tỷ đồng (tương đương 3,006 tỷ USD). Trong tổng số 1.274 dự án đầu tư cịn hiệu lực, có 1/060 dự án đang hoạt động, 33 dự án đang xây dựng, 59 dự án ngưng hoạt động, 64 dự án chưa triển khai, 34 dự án tạm ngưng hoạt động và 24 dự án giải thể. Tổng số lao động làm việc tại các KCN, KCX là 268.291 người, trong đó có 161.079 người là lao động nữ, chiếm 60% tổng số lao động.
Tổng diện tích đất cho thuê đạt 1.373 ha/2.174 ha đất công nghiệp được phép cho thuê của 15 KCN, KCX, đạt tỷ lệ lấp đầy 63,09%. Trong đó, 12 KCX, KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy 91,52%; 03 KCN (An Hạ, Đông Nam, Tân Phú Trung) và phần mở rộng KCN Hiệp Phước đan trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng, cụ thể:
- Việc xây dựng nhà trẻ: KCN Hiệp Phước đã có 1 nhà trẻ tại khu lưu trú công nhân và 1 nhà trẻ tại khu tái định cư liền kề KCN Tân Tạo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ con em công nhân trong KCN.
- Đối với nhà lưu trú: Tại các KCN, KCX thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và hồn thành, đưa vào sử dụng 11 dự án nhà lưu trú công nhân ở 07 KCN, KCX với 11.400 chỗ lưu trú.
- Đối với trạm y tế: có 4 phịng khám đa khoa tại KCX Tân Thuận, KCN Tân Bình, Lê Minh Xuân, Tân Tạo và 1 trạm y tế tại KCN Hiệp Phước. Các khu còn lại kết hợp với bệnh viện tại các quận/huyện.
- Siêu thị: Hiện có 7 siêu thị tại KCN Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp và 03 cửa hàng bình ổn giá tại KCN Bình Chiểu, Lê Minh Xuân và Tây Bắc Củ Chi.
Để đạt được những kết quả trên là nhờ Ban Quản lý các khu chế xuất, khu cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) có sự quản lý và phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan; thành công trong việc áp dụng các cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian qua; tạo điều kiện tốt cho các nhà đầut tư yên tâm sản xuất kinh doanh và các thủ tục hành chính nhanh gọn, giải quyết kịp thời các vướng mắc cho doanh nghiệp và được đa số doanh nghiệp hài lịng.
Đội ngũ cán bộ cơng chức năng động có chun mơn và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, điều kiện nguồn lực dồi dào. Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm hỗ trợ đầu tư các dịch vụ xã hội, giúp giải quyết nhu cầu của người lao động như xây dựng nhà ở công nhân, nhà trẻ, trạm y tế khám chữa bệnh. Đây cũng là vấn đề được Chính phủ quan tâm, đề cập trong những năm gần đây và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai thành cơng các dịch vụ hỗ trợ này.
1.6 Một số khu công nghiệp thành công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1.6.1 Khu công nghiệp Amata 1.6.1 Khu công nghiệp Amata
KCN Amata được thành lập năm 1994 theo giấy phép số 1100/GP của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch Đầu tư), KCN Amata đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, với diện tích giai đoạn 1 là 129,18 ha, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng là Công ty Cổ phần Amata (Việt Nam), liên doanh
giữa Tổng Công ty phát triển KCN và Công ty Amata Corp.Public – Thái Lan. Với thành công trong việc xây dựng và hoạt động KCN Amata ở giai đoạn 1, KCN Amata tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 và hiện nay KCN Amata đã mở rộng đến giai đoạn 3, với tổng diện tích là 513,01 ha; trong đó, diện tích đất cơng nghiệp dành cho thuê là 341,89 ha, tỷ lệ lấp đầy toàn khu là 78,43%.
Có ưu thế vị trí thuận lợi về vị trí địa lý, KCN Amata nằm trong khu vực