CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.5. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số địa phương 1.5.1.1 Bình Dương 1.5.1.1 Bình Dương
Bình dương là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Khoảng 20 năm trở lại đây, Bình Dương đã thay đổi hồn tồn, từ một địa phương với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đã thành công trong phát triển công nghiệp
và dịch vụ, chiếm khoảng 96,2%; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một điểm nóng và hấp dẫn trong việc thu hút các dự án đầu tư.
Tính đến năm 2013, Bình Dương có 24 KCN với tổng diện tích quy hoạch 7.187,09 ha, trong đó có 23 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.984,69 ha. Hiện có 1.202 dự án cịn hiệu lực, bao gồm 832 dự án FDI và 370 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 5,5 tỷ USD và 24.090,986 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các KCN cũng đã ký 1.033 hợp đồng thuê đất và nhà xưởng với tổng diện tích 2.484 ha, đạt tỷ lệ 51,31% (khơng tính KCN Thới Hịa), có 903 doanh nghiệp đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ 75% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép và cịn hiệu lực, trong đó, có 582 doanh nghiệp FDI (chiếm 65%). Tổng số lao động làm việc tại các KCN là 225.923 người, có hơn 21.000 là lao động người Bình Dương (chiếm 9,39%), cịn lại là lao động phổ thơng đến từ các tình thành khác.
Doanh nghiệp đầu tư nước ngồi đầu tư tại Bình Dương hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp tăng vốn đầu tư để mở rộng quy ơ sản xuất. Một số tập đồn lớn bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư tại Bình Dương như Panasonic Eco Solutions…các dự án FDI đã đóng góp khoản thu lớn vào ngân sách địa phương lên đến 7.500 tỷ đồng. Những thành công trong việc phát triển KCN đã thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển mạnh mẽ, nâng cao mức sống của người dân, những thành tựu đạt được là do:
- Chính quyền tỉnh Bình Dương quan tâm, hỗ trợ, đầu tư, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư thơng thống, đã tạo được điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc quan tâm xây dựng môi trường đầu tư thơng thống, Bình Dương đặc biệt quan tâm hồn thiện các dịch vụ đi kèm phục vụ KCN, nâng cao nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh như giao thông, điện nước, viễn thông…hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư vào các KCN.
- Thủ tục cải cách hành chính ngày càng được đơn giản hóa và được cơng khai tại các trang thôn tin điện tử của Ban Quản lý các khu cơng nghiệp Bình Dương, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ thơng qua website, giảm được chi phí đi lại và thời gian cho các nhà đầu tư.
1.5.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương mạnh về thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN so với cả nước, trong đó có những dự án lớn như Intel, Samsung…số dự án chiếm tỷ lệ 1/3 so với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một địa điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thị trường lao động dồi dào và các dịch vụ tiện ích sẵn có, do đó tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi và trong nước.
Tính đến năm 2013, tại các KCN và KCX Thành phố Hồ Chí Minh có trên 1.274 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 7,781 tỷ USD. Trong đó, có 504 dự án có vốn đầu tư nước ngồi (FDI), với số vốn đăng ký là 4,715 tỷ USD; dự án có vốn đầu tư trong nước 770 dự án, với số vốn đầu tư là 45.939,17 tỷ đồng (tương đương 3,006 tỷ USD). Trong tổng số 1.274 dự án đầu tư cịn hiệu lực, có 1/060 dự án đang hoạt động, 33 dự án đang xây dựng, 59 dự án ngưng hoạt động, 64 dự án chưa triển khai, 34 dự án tạm ngưng hoạt động và 24 dự án giải thể. Tổng số lao động làm việc tại các KCN, KCX là 268.291 người, trong đó có 161.079 người là lao động nữ, chiếm 60% tổng số lao động.
Tổng diện tích đất cho thuê đạt 1.373 ha/2.174 ha đất công nghiệp được phép cho thuê của 15 KCN, KCX, đạt tỷ lệ lấp đầy 63,09%. Trong đó, 12 KCX, KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy 91,52%; 03 KCN (An Hạ, Đông Nam, Tân Phú Trung) và phần mở rộng KCN Hiệp Phước đan trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng, cụ thể:
- Việc xây dựng nhà trẻ: KCN Hiệp Phước đã có 1 nhà trẻ tại khu lưu trú công nhân và 1 nhà trẻ tại khu tái định cư liền kề KCN Tân Tạo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ con em công nhân trong KCN.
- Đối với nhà lưu trú: Tại các KCN, KCX thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và hồn thành, đưa vào sử dụng 11 dự án nhà lưu trú công nhân ở 07 KCN, KCX với 11.400 chỗ lưu trú.
- Đối với trạm y tế: có 4 phịng khám đa khoa tại KCX Tân Thuận, KCN Tân Bình, Lê Minh Xuân, Tân Tạo và 1 trạm y tế tại KCN Hiệp Phước. Các khu còn lại kết hợp với bệnh viện tại các quận/huyện.
- Siêu thị: Hiện có 7 siêu thị tại KCN Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp và 03 cửa hàng bình ổn giá tại KCN Bình Chiểu, Lê Minh Xuân và Tây Bắc Củ Chi.
Để đạt được những kết quả trên là nhờ Ban Quản lý các khu chế xuất, khu cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) có sự quản lý và phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan; thành công trong việc áp dụng các cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian qua; tạo điều kiện tốt cho các nhà đầut tư yên tâm sản xuất kinh doanh và các thủ tục hành chính nhanh gọn, giải quyết kịp thời các vướng mắc cho doanh nghiệp và được đa số doanh nghiệp hài lịng.
Đội ngũ cán bộ cơng chức năng động có chun mơn và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, điều kiện nguồn lực dồi dào. Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm hỗ trợ đầu tư các dịch vụ xã hội, giúp giải quyết nhu cầu của người lao động như xây dựng nhà ở công nhân, nhà trẻ, trạm y tế khám chữa bệnh. Đây cũng là vấn đề được Chính phủ quan tâm, đề cập trong những năm gần đây và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai thành cơng các dịch vụ hỗ trợ này.