Cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.2 Cơ cấu ngành kinh tế

Giai đoạn 2006 – 2013, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 – 2013 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế

Thành phần Năm 2006 Năm 2011 Năm 2013

Tổng số (%) 100 100 100

Nông nghiệp 37,79 22 16,00

Công nghiệp 39,21 52 54,80

Dịch vụ 23,00 26 29,20

Nguồn: Tổng hợp số liệu của huyện Nhơn Trạch.

Đi đôi với tăng trưởng GDP, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra. So với năm 2006, đến năm 2013 tỷ trọng ngành công nghiệp từ 39,2% tăng lên 54,8%; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 23% tăng lên 29,2% và tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm từ 37,8% xuống còn 16%.

Cơ cấu kinh tế như trên cho thấy đây là giai đoạn nền kinh tế của huyện Nhơn Trạch có sự chuyển biến về chất, nền kinh tế đã chuyển dịch rõ nét sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên sẽ tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh trong các năm tiếp theo, góp phần đóng góp vào sự thành cơng của mục tiêu của tỉnh đó là trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào

năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển thành phố mới Nhơn Trạch như phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.3 Cơ cấu thành phần kinh tế

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước tăng trưởng có xu hướng giảm. Đặc biệt khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có sự tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của huyện, cụ thể:

Bảng 2.3: Cơ cấu thành phần kinh tế

Thành phần Năm 2006 Năm 2011 Năm 2013

Tổng số 100 100 100

Khu vực Nhà nước 0 0,8 0,6

Khu vực dân doanh 3,13 2,8 2,7

Khu vực ĐTNN 96,87 96,4 96,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu của huyện Nhơn Trạch.

Cơ cấu Khu vực kinh tế nhà nước năm 2013 giảm so năm 2010 do khu vực đầu tư nước ngồi tiếp tục tăng nhanh. Nhìn chung Khu vực kinh tế nhà nước có quy mơ nhỏ. Khu vực ngoài quốc doanh cũng giảm sút về tỷ trọng (giảm 0,43% giai đoạn 2007– 2013), chưa động viên khuyến khích các doanh nghiệp ngồi quốc doanh phát triển.

Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu do thành phần kinh tế Đầu tư nước ngoài. Năm 2010, chiếm tỷ trọng 96,4% trong cơ cấu thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, đến năm 2013 tỷ trọng của khu vực này chiếm 96,7%. Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế huyện Nhơn Trạch, như: Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất; làm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốc tế; đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phần tích cực vào các hoạt động xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực; đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Nhơn Trạch nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung.

2.2.4 Xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của huyện Nhơn Trạch năm 2013 đạt trên 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 20% so tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Hiện nay mức

xuất khẩu của huyện khá cao về quy mô, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011–2012 đạt 47,61%/năm. Trong những năm tới, với tiềm lực tích lũy được và lợi thế phát triển cơng nghiệp, Nhơn Trạch có khả năng tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ chung của cả tỉnh, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.

Trong các thành phần kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hiện nay trên địa bàn huyện, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm chủ yếu (99,83%); kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,17%). Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, trong đó vai trị các doanh nghiệp địa phương không đáng kể. Đây cũng là một thực trạng chung của toàn tỉnh Đồng Nai.

Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp. Hàng công nghiệp xuất khẩu trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm dệt, giày dép, cơng nghiệp hố chất… Hàng hố nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là chính.

2.2.5 Thu hút đầu tư

- Tính đến nay tình hình đầu tư vào sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển; đã có thêm 09 dự án ngoài nước được cấp phép với tổng số vốn đầu tư là 141,3 triệu USD (tăng 07 dự án mới với số vốn tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2010) và 06 công ty xin điều chỉnh tăng vốn 24,93 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI đầu tư vào KCN là: 243 dự án, với số vốn đầu tư là 6,15 tỷ USD và số dự án có vốn đầu tư trong nước là: 102 dự án, với số vốn là 16.602 tỷ đồng. Tổng cộng: có 345 dự án đầu tư vào địa bàn huyện Nhơn Trạch (tính từ thời điểm thành lập huyện đến ngày 28/08/2014). Trong đó, đã có 285 dự án đã đi vào hoạt động; có 7 dự án đang triển khai xây dựng; có 30 dự án chưa triển khai và có 17 dự án ngưng hoạt động.

Đánh giá chung: Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi và trong nước vào các khu cơng nghiệp tập trung đa phần là những dự án nhỏ chưa có dự án quy mơ lớn, chưa có dự án cơng nghệ cao, công nghệ tiên tiến sử dụng hàm lượng chất xám cao theo định hướng đầu tư của tỉnh. Nhà đầu tư nước ngoài là các nhà đầu tư thuộc các quốc gia Trung Quốc (Đài Loan), Hàn Quốc và Singapore, chưa có các nhà đầu tư của các tập đoàn lớn thuộc các quốc gia như Mỹ, EU…trong các dự án FDI mới đầu tư vào huyện

Nhơn Trạch trong năm nay phần lớn là những dự án nhỏ, quy mơ vốn bình quân khoảng 3,7 triệu USD/dự án và khơng có dự án nào thuộc ngành nghề kỹ thuật cao.

2.3. Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch

2.3.1 KCN tập trung 2.700 ha: tập trung chủ yếu ở các xã: Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phước An và Phú Hội, có vị trí trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng KTTĐPN là địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển KT-XH, giao thông của vùng cũng như việc phát triển trung tâm công nghiệp và thương mại của thành phố mới Nhơn Trạch. Đây là KCN đa ngành bao gồm nhiều hạng mục, cơng trình quan trọng tương hỗ lẫn nhau cùng các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện và đầy đủ. KCN Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh ký Quyết định thành lập có vị trí thuận lợi để phát triển cơng nghiệp như sau:

- Nằm ở vị trí trung tâm đối với các TP lớn của vùng KTTĐPN cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 40km; cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 30km, dự án án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi vào hoạt động thì khoảng cách từ các KCN tới Tp. Hồ Chí Minh được rút ngắn chỉ còn khoảng 22km; cách Tp. Vũng Tàu 50km…là những khoảng cách tương đối lý tưởng cho các nhà đầu tư.

- Nằm ở vị trí đầu mối giao thơng quan trọng của vùng KTTĐPN:

+ Cách Quốc lộ 51 khoảng 5km nối Biên Hoà–Vũng Tàu, cách tuyến cao tốc dự kiến TP. Hồ Chí Minh –Vũng Tàu khoảng 7km. Dự kiến trong tương lai đường trục chính Tp. Nhơn Trạch nối với Tp. Hồ Chí Minh và sân bay quốc tế mới Long Thành sẽ đi qua các KCN Nhơn Trạch.

+ Cách cảng hiện hữu của TP. Hồ Chi Minh như cảng Sài Gòn, Bến Nghé, Tân Cảng, Cát Lái khoảng 25 km, cảng Gò Dầu 15km và cảng Phú Mỹ 22km, cách cảng trung chuyển quốc tế Vũng Tàu 50 km. Nằm trên tuyến đường thuỷ sông Sâu và sông Nhà Bè là tuyến quan trọng nhất lưu thông các tàu từ biển vào các cảng của TP. Hồ Chí Minh.

+ Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 50km, sân bay quốc tế mới Long Thành 10km.

Bản đồ 2.1: Quy hoạch các KCN tập trung huyện Nhơn Trạch

2.3.2 KCN Ông Kèo 800 ha: Thuộc địa bàn xã Phước Khánh. Phía đơng KCN

tiếp giáp với khu dân cư đô thị mới Nhơn Trạch, khoảng cách từ trung tâm KCN đến trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch 10km, một bán kính vẫn cịn trong phạm vi liên hệ phục vụ. Đặc biệt phía tây KCN tiếp giáp với sơng Lịng Tàu, sông Đồng Tranh. Đây là tuyến đường thuỷ có tính chất quốc tế thuận lợi xây dựng cảng. KCN mang tính chất cảng, kho bải container, cơ khí sửa chữa, đóng tàu, sản xuất container, cơng nghiệp gắn với đường thuỷ và ít ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái.

Bản đồ 2.2: KCN Ơng Kèo 800 ha

2.3.3. Quy mô KCN huyện Nhơn Trạch

Huyện Nhơn Trạch được quy hoạch là thành phố công nghiệp với KCN tập trung 2.700 ha (gọi chung là KCN Nhơn Trạch). Ngồi ra cịn có KCN Ơng Kèo 800 ha và cụm tiểu thủ công nghiệp địa ph ương 9 4 ha. Hiện có 9 KCN trong đó 3 khu được Chính phủ phê duyệt và 6 khu được UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định thành lập với tổng diện tích quy hoạch 3.500 ha. Quy mơ diện tích các KCN Nhơn Trạch đa số thuộc loại lớn:

- Loại quy mơ lớn trên 300 ha có 6 khu chiếm 83,47% bao gồm: Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5, 6. Đặc biệt KCN Ơng Kèo có diện tích lớn nhất tỉnh Đồng Nai được quy hoạch chi tiết là 823 ha.

- Loại quy mô vừa trên 150 ha có 2 khu chiếm 10,19% bao gồm: Dệt may Nhơn Trạch, Nhơn Trạch 2- Nhơn Phú.

- Loại quy mô nhỏ dưới 150 ha có1 khu chiếm 6,34%: Nhơn Trạch 2-Lộc Khang chiếm 37,82% tổng diện tích các KCN của tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.4. Quy hoạch chi tiết diện tích các KCN Nhơn Trạch

TT Khu công nghiệp Quy hoạch chung (ha)

Quy hoạch chi tiết (ha)

Quyết định thành lập 1 Nhơn Trạch 1 2.700 430 Số 715/TTg ngày 30/8/1997 2 Nhơn Trạch 2 347 Số 462/TTg ngày 02/7/1997 3 Nhơn Trạch 3 (gđ1) 337 Số 464/TTg ngày 02/7/1997

Nhơn Trạch 3 (gđ2) 351 Số 913/QĐCT-UBT ngày 28/03/2003 4 Nhơn Trạch 5 302 Số 3578/QĐCT-UBT ngày 06/10/2003 5 Nhơn Trạch 6 315 Số 2044/QĐCT-UBT ngày 01/6/2005 6 Dệt may Nhơn Trạch 184 Số 1860/QĐCT-UBT ngày 26/6/2003 7 Nhơn Trạch 2 – Nhơn Phú 183 Số 5220/QĐCT-UBT ngày 16/12/2005 8 Nhơn Trạch 2 – Lộc

Khang 70 Số 2443/QĐ-UBND ngày 03/03/2006

9 Ông Kèo 800 823 Số 4722/QĐ-UBND ngày 12/03/2008

Tổng cộng 3.500 3.342

Nguồn: Sở Công thương Đồng Nai

Với diện tích 3.500 ha các KCN Nhơn Trạch dẫn đầu về diện tích các KCN của toàn tỉnh Đồng Nai.

2.4. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

2.4.1 Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Các KCN gồm Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3

(giai đoạn 1), Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 2), Nhơn Trạch 5, Dệt may Nhơn Trạch, Nhơn Trạch 2-Lộc Khang, Nhơn Trạch 2-Nhơn Phú: đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông. Hầu hết là đường bêtông nhựa dùng cho xe có tải trọng trên 40 tấn chiều rộng 8m, 12m và 16m có hè đường cho người đi bộ kết hợp với hệ thống chiếu sáng, cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp. Các tuyến đường trong nội bộ khu song song và vng góc với các trục giao thơng chính của thành phố mới như 319, 25B, 25C, 25D…Nhìn chung đường nội bộ trong các KCN này đã kết nối tốt với giao thơng bên ngồi, rất thuận tiện. Riêng KCN Nhơn Trạch 6, KCN Ông Kèo đang triển khai xây dựng đường giao thông nội bộ. Tổng chiều dài đường được xây trong nội bộ các KCN Nhơn Trạch là 58.804 m, KCN Ông Kèo là 38.240m.

Các tuyến giao thông quan trọng hiện hữu nối các KCN với các địa phương lân cận gồm:

- Quốc lộ 51: Tuyến Quốc lộ 51 nối Quốc lộ 1 tại Biên Hồ đi về phía nam xuyên suốt huyện Long Thành, qua Bà Rịa và kết thúc tại Vũng Tàu. Đây là tuyến đường quan trọng góp phần đáng kể trong nền kinh tế của Nhơn Trạch. Tuyến quốc lộ 51 cách KCN Nhơn Trạch 5 km là tuyến duy nhất nối TP.Hồ Chí Minh - T.P Biên Hồ - TP.Vũng Tàu

- Trục lộ 769 : Là trục đường 25A cũ, quanh co liên tục, có chiều dài khoảng 33 km, bắt đầu từ bến phà Cát Lái, xã Phú Hữu qua địa bàn các xã như Đại Phước, Phú Đông, Phú Thạnh, Long Tân, Phú Hội, Phước Thiền và cắt Quốc lộ 51 tại ngã ba Cầu Xéo – huyện Long Thành. Con đường này giúp rút ngắn khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu vài chục km. Sau khi có quyết định những loại xe cỡ nhỏ phải đi qua đường phà Cát Lái để tránh quá tải cho cầu Đồng Nai thì con đường này đã trở nên quá tải.

- Hương lộ 19 có chiều dài khoảng trên 33 km, đi qua 07 xã, gồm: Phước Thiền, Hiệp Phước, Long Thọ, Phước An, Vĩnh Thanh, Phú Đông và Đại Phước. Tuyến đường này được trải nhựa từ năm 2004 và là cầu nối quan trọng liên thông giữa các xã trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai.

là một trong những tuyến đường chính của thành phố mới, nối liền trung tâm huyện và các KCN Nhơn Trạch tập trung với quốc lộ 51.

Sự phát triển quá nhanh của các KCN khiến cho các con đường không thể đáp ứng tải trọng và mật độ phương tiện giao thơng vì thế nhiều con đường đã xuống cấp nghiêm trọng như đuờng 769, đoạn qua địa bàn xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Thạnh, hay bị quá tải nhất là giờ cao điểm đường hương lộ 19, đường 25B. Hiện nay để nối liền các KCN Nhơn Trạch với trung tâm TP. Hồ Chí Minh phải theo quốc lộ 51 và quốc lộ 1A dài hơn 80km.

- Đường sơng: Có 4 tuyến đường sơng có thể lưu thông tàu trọng tải lớn, trong đó có 2 tuyến có thể lưu thơng tàu 3000 tấn, 1 tuyến có thể lưu thơng tàu 5000 tấn, 1 tuyến có thể lưu thơng tàu 1000 tấn. Hiện nay đã có cảng Tuy hạ (quân đội quản lý).

Cảng hiện hữu gồm có:

- Cảng Cát Lái: Tại khu này có độ sâu 12-14m bảo đảm cho tàu 5.000 tấn. - Cảng Thành Tuy Hạ: độ sâu của sông 4-7m đảm bảo cho tàu 1-2.000 tấn. - Cảng Gò Dầu A trên sơng Thị Vải: cách quốc lộ 51, phía bên phải hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu 2 km. Hiện tại, cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được khoảng 2.000 tấn; tương lai sau khi nạo vét luồng là 10.000 tấn

- Cảng Gò Dầu B trên sơng Thị Vải: cách quốc lộ 51, phía bên phải hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu 2,5 km; đã đưa vào khai thác và sẽ nâng cấp lên đạt công suất thiết kế 10 triệu tấn/năm có khả năng tiếp nhận tàu 15.000 tấn. Nhìn chung giao thông đường thuỷ thuận lợi, hệ thống cảng đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCN.

2.4.2 Hệ thống cung cấp điện

- Hiện có đường dây mạch kép rẽ nhánh từ đường dây 110 KV Bà Rịa-Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)