Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở việt nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIỀN LƯƠNG

2.6 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu thực chứng về bất bình đẳng giới trong tiền lương đã có thời gian phát triển lâu dài, ứng dụng để kiểm định các lý thuyết thị trường lao động. Đặc điểm chính về phương pháp luận của nghiên cứu thực nghiệm trên là sự áp dụng các phân tích hồi quy để nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng, trong đó hệ số gắn liền với các nhóm đối tượng này được xem là dấu hiệu của bất bình đẳng.

Phương trình tiền lương cơ bản được sử dụng ở nghiên cứu này là Mincerian mô tả mức lương của người lao động trong mối quan hệ với vốn con người. Mincer, J. (1974) trình bày mối quan hệ giữa tiền lương với giáo dục thơng qua mơ hình học vấn với đường tiền lương theo học vấn cho thấy mối quan hệ giữa tiền lương và số năm được giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm của người lao động làm thuê.Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng các dữ liệu từ cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình phù hợp với mơ hình Mincer và cho khả năng giải thích cao. Việc sử dụng hàm hồi quy mở rộng khơng có sự khác biệt lớn với mơ hình Mincer ban đầu.

Hình 2.1 Khung phân tích đề tài

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC YẾU TỐ KHÁC BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIỀN LƯƠNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ MỨC LƯƠNG KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG

TĨM TT Ý CHÍNH CHƯƠNG 2

Ngun nhân tạo nên sự khác biệt thu nhập giữa nam và nữ trước hết bắt nguồn từ những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về trọng nam khinh nữ. Từ đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chun mơn. Ngồi ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thơng và thị trường, nguồn vốn. Điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ cũng là những yếu tố sức khỏe của người lao động. Dựa vào các nghiên cứu trước có liên quan cho thấy: Các yếu tố về giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, giáo dục - đào tạo, ngành nghề, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tổ chức làm việc có ảnh hưởng đến mức lương của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)