Kết quả hàm hồi quy tiền lương Mincer

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở việt nam (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả hàm hồi quy tiền lương Mincer

Từ mơ hình (3.3), chạy hồi quy hàm tiền lương Mincer lần đầu với các biến phụ thuộc ở Bảng 3.1.

Ln(mức lương) =β0+β1sonamdihoc + β2kinhnghiem+ β3kinhnghiem2 + +β4kythuat + β5kythuatcc +β6thanhthi + β7honnhan +β8tplon + β9kvnlts ++β10kvhosxkd + β11kvtunhan + β12kvnuocngoai + β13kvnhanuoc + β14bhdv ++β15gioi + ε

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy lần đầu Biến ph thuc Ln( mc lương) Biến ph thuc Ln( mc lương) Hệ số hồi quy Robust Sai số chun P>t Biến độc lập Số năm đi học 0.0292 0.0019 0.0000

Số năm kinh nghiệm 0.0154 0.0021 0.0000 Số năm kinh nghiệm bình phương -0.0003 0.0001 0.0000 Lao động có kỹ thuật thấp 0.1146 0.0146 0.0000 Lao động có kỹ thuật trung và cao 0.3861 0.0224 0.0000

Thành thị 0.0804 0.0114 0.0000

Có gia đình 0.0686 0.0135 0.0000

Làm việc ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội 0.1892 0.0157 0.0000 Làm khu vực Nông, lâm, thủy, hải sản 0.3176 0.0629 0.0000 Làm khu vực Hộ SXKD cá thể 0.3198 0.0620 0.0000 Làm khu vực Tư nhân 0.3522 0.0619 0.0000 Làm khu vực Vốn nước ngoài 0.4450 0.0640 0.0000 Làm khu vực Nhà nước 0.4347 0.0623 0.0000 Người lao động làm về ngành bán hàng, dịch vụ -0.0278 0.0195 0.1540 Giới tính 0.2149 0.0109 0.0000 Tung độ gốc 1.6665 0.0677 0.0000 Số quan sát 6420 R2 0.3954 Prob (F-statistic) 0.0000

Kết quả hồi quy lần đầu cho thấy kiểm địnhF-statistic≤0.0000,nên mơ hình có

ý nghĩa thống kê. Mơ hình có R2 = 0.3954 cho biết mơ hình đã giải thích được 39.54% sự biến thiên của tổng thể. Các biến:số năm đi học, số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình phương, giới tính có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tương tự,biến lao động trình độ chuyên mơn thấp, lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật trung và cao, người lao động làm việc ở thành thị, đang có gia đình, làm việc ở hai thành phố lớn cũng đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến ngành bán hàng, dịch vụ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê: p_value là 0,171>0,1. Mặc dù xét theo ý nghĩa kinh tế cho thấy, người lao động làm trong ngành dịch vụ, bán hàng thì sẽ có mức lương cao hơn lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất. Điều này có thể giải thích là: Mỗi ngành nghề đều có u cầu nhất định về trình độ giáo dục và kỹ năng chuyên môn tương ứng. Một lao động có tay nghề và học vấn hơn so với một lao động khác thì có xu hướng là mức lương của người có tay nghề và học vấn cao hơn sẽ cao hơn người kia khi hai người cùng hoạt động trong một ngành. Do đó trong mơ hình này, tác giả sẽ xem xét yếu tố số năm đi học và trình độ kỹ năng chun mơnvà không cần xem xét yếu tố ngành nghề làm việc nữa.

Đối với biến khu vực làm việc. Mặc dù các biến giả này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dấu kỳ vọng phù hợp. Tuy nhiên việc chia thành nhiều biến giả đã làm tình trạng đa cộng tuyến trầm trọng hơn, dẫn đến hệ số hồi quy và sai số chuẩn khơng cịn đúng nữa. Nên tác giả đề xuất tạo biến khu vực làm việc là biến nhị phân, gồm biến làm nhà nước và biến ngoài nhà nước.

Lúc này mơ hình hồi quy hàm tiền lương Mincer lần haivới mơ hình và có kết quả như bảng 4.2:

Ln(mức lương) =β0+β1sonamdihoc + β2kinhnghiem+ β3kinhnghiem2 + +β4kythuat + β5kythuatcc +β6thanhthi + β7honnhan +β8tplon + β9kvnhanuoc ++β10gioi + ε

Bng 4.5 Kết qu hi quy ln th hai Biến ph thuc Ln(mc lương) Biến ph thuc Ln(mc lương) H s hi quy Robust Sai số chuẩn P>t Biến độc lập Số năm đi học 0.0297 0.0018 0.0000

Số năm kinh nghiệm 0.0144 0.0021 0.0000 Số năm kinh nghiệm bình phương -0.0003 0.0001 0.0000 Lao động có kỹ thuật thấp 0.1235 0.0132 0.0000 Lao động có kỹ thuật trung và cao 0.3931 0.0223 0.0000

Thành thị 0.0820 0.0111 0.0000

Có gia đình 0.0701 0.0136 0.0000

Làm việc ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội 0.1894 0.0154 0.0000 Làm khu vực nhà nước 0.0893 0.0166 0.0000 Giới tính 0.2039 0.0112 0.0000 Tung độ gốc 1.9875 0.0245 0.0000 Số quan sát 6420 R2 0.3890 Prob (F-statistic) 0.0000

Kết quả hồi quy lần hai cho biết mơ hình có ý nghĩa thống kê (F-statistic≤

0.0000). Mơ hình có R2 = 0.3890 cho biết mơ hình đã giải thích được 38.9% sự biến thiên của tổng thể. Mơ hình hồi quy hàm tiền lương Mincer cho kết quả hồi quy và dấu các hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng. Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê và khơng có đa cộng tuyến cao (Xem phụ lục 3). Kết quả cụ thể:

Số năm đi học của người lao động tác động dương (+) với mức lương: Với mỗi năm đi học tăng thêm thì mức lương của người lao động sẽ tăng thêm e0.0297= 1.0302

lần, tức 3.02%. Số năm kinh nghiệm của lao động tăng thêm một đơn vị thì mức lương sẽ tăng tương ứng e0.0144= 1.0145 lần, tức 1.45%. Hệ số hồi quy của biến kinh nghiệm bình phương mang dấu âm (-) chứng tỏ mức độ giảm dần của tiền lương biên theo số năm làm việc.

Về chuyên môn của người lao động tác động rất lớn đối với mức lương của họ. Cụ thể, đối với lao động có trình độ kỹ thuật có mức lương trung bình cao hơn so với người làm công việc giản đơn là e0.1235= 1.1314 lần, tức 13.14%. Cịn đối với những lao động có trình độ tay nghề chun mơn kỹ thuật trung cấp và cao cấp thì có mức lương cao hơn so với lao động làm công việc giản đơn là đơn là e0.3931= 1.4816 lần, tức 48.16%.

Mức sống, độ phức tạp của công việc ở nông thôn thấp hơn thành thị nên tiền lương ở nông thôn thấp hơn ở thành thị. Mức chênh lệch này có xu hướng ngày càng tăng (Gallup, 2004). Cụ thể người lao động làm việc ở thành thị sẽ có mức lương cao hơn e0.082 = 1.0854 lần, tức 8.54% so với lao động làm việc ở nông thôn. Tương tự như đối với lao động sinh sống và làm việc ở thành thị, những người lao động làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức lương cao hơn các tỉnh khác. Ở hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, thì người lao động được trả mức lương cao hơn e0.1894 = 1.2086 lần, tức 20.86% so với lao động ở các tỉnh khác vì ở những nơi này tập trung phần lớn các hoạt động thương mại, tài chính, văn hóa của các tổ chức kinh tế.

Vì tuổi kết hơn ngày càng tăng cao, nên những người kết hơn thường có một số năm kinh nghiệm nhất định góp phần làm tăng mức lương. Ngoài ra yếu tố gia đình cũng là động lực tinh thần để người lao động cố gắng làm việc hơn. Nên người lao động đang có vợ hoặc đang có chồng thì mức lương cao hơn e0.0701 = 1.0726 lần, tức 7.26% so với những người đang sống độc thân.

Mơ hình cũng cho thấy, biến giới tính cho biết nếu người lao động là nam giới sẽ có mức lương cao hơn e0.2039 = 1.2262 lần, tức 22.62%so với mức lương của lao động nữ. Điều này chứng tỏ có sự chênh lệch vềtiền lương của nam giới và nữ giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)