Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 34 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của cácNHTMCPViệt Nam

2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mạ

mại cổ phần Việt Nam

Số lượng các NHTMCP trong năm 2007 là 37 ngân hàng. Bước sang năm 2008, NHNN đã chính thức cấp giấy phép hoạt động cho 3 ngân hàng mới bao gồm NHTMCP Liên Việt (nay là NHTMCP Bưu điện Liên Việt), NHTMCP Tiên Phong và NHTMCP Bảo Việt. Đồng thời trong năm này, 2 NHTM quốc doanh đã thực hiện cổ phần hóa thành công là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (6/2008), NHTMCP Công thương Việt Nam (12/2008), nâng tổng số NHTMCP Việt Nam lên 41 ngân hàng. Sau đó, vào tháng 7/2011 và tháng 4/2012, NH Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng được thực hiện cổ phần hóa. Cuối năm 2011, sự kiện NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa sáp nhập đã mở đầu cho lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kế tiếp đó, tháng 8/2012, NHTMCP Phát triển nhà Hà Nội được sáp nhập vào NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội. Q trình sáp nhập này gây ra sự sụt giảm đáng kể trong lợi nhuận sau thuế của SHB khi phải gánh khoản lỗ lũy kế 1.661 tỷ đồng chuyển giao từ Habubank. Ngày 12/9/2013, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 2018/QĐ-NHNN chấp thuận thương vụ hợp nhất giữa NHTMCP Phương Tây với Tổng Công ty cổ phần Dầu khí cho ra đời NHTMCP Đại Chúng Việt Nam. Tiếp theo đó, ngày 18/11/2013, NHNN chấp thuận cho NHTMCP Đại Á và NHTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh sáp nhập. Như vậy, tính đến cuối năm 2013, tổng số lượng các NHTMCP Việt Nam là 37 ngân hàng.

2.1.2.1 Tình hình tổng tài sản

Tổng tài sản của các NHTMCP tăng đều qua từng năm. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng, thậm chí có ngân hàng cịn đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2008 như: ABB, HDbank, OCB và Seabank. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi đáng kể, đạt mức 37,53% trong năm 2009 và 47,06% trong năm 2010. Tình hình kinh tế năm

2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung vẫn chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bằng chứng là mức tăng trưởng tích cực của tổng tài sản trong những năm 2009, 2010 đã không được giữ vững trong năm 2011 và sụt giảm đáng kể trong năm 2012. Năm 2012, đánh dấu mức tăng trưởng tài sản thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu tăng trưởng tài sản chỉ đạt 6,38% xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trước và sự sụt giảm giá trị các chứng khoán mà ngân hàng đang sở hữu. Sau nhiều nỗ lực từ Chính phủ, NHNN và bản thân nhà quản trị các ngân hàng,nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập đã được thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2013 nhằm gia tăng tiềm lực của hệ thống ngân hàng nói chung và bản thân các NHTMCP nói riêng. Kết quả mức tăng trưởng tài sản đạt được 20,84% trong năm 2013.

Bảng 2.2: Tổng tài sản trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản trung bình (tỷ đồng) 36.765 50.562 74.358 97.219 103.422 124.971 Tốc độ tăng trưởng (%) 8,09 37,53 47,06 30,74 6,38 20,84

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

Trong các NHTMCP, những ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn về tài sản thuộc về ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV. Đây là những ngân hàng xuất thân từ loại hình ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa. Tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình của ba ngân hàng Vietconbank, Vietinbank và BIDV trong giai đoạn 2008 – 2013 lần lượt là: 15,92%; 23,57% và 19,22%. Trong đó Vietinbank có những bước tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong năm 2010 Vietinbank đạt mức tăng trưởng tài sản 50,84%. Tính đến 31/12/2013, Vietinbank đã vượt qua Vietcombank và BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối các NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2013.

Nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn kế tiếp là SCB, ACB, MB, Sacombank và Eximbank. Nhìn chung tài sản của những ngân hàng này đều liên tục tăng trong giai đoạn từ 2008 – 2011 nhưng lại có sự sụt giảm trong giai đoạn 2012 – 2013, trong đó nghiêm trọng nhất là trường hợp của ACB tăng trưởng âm 37,26% trong năm 2012 và âm 5,51% trong năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do một số thành viên ban lãnh đạo và hội đồng quản trị của ACB lần lượt bị khởi tố, giá cổ phiếu ACB đổ dốc liên tục trên thị trường chứng khốn dẫn đến những khó khăn thanh khoản từ phản ứng rút tiền của khách hàng.

Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tài sản trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

Mức tăng trưởng tài sản cao nhất thuộc về nhóm các ngân hàng có qui mơ nhỏ. Lần lượt các ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể kể đến VNCB đạt mức tăng trưởng 161,72% trong năm 2008; Tienphongbank đạt 343,58% trong năm 2009; MDB đạt 584,15% trong năm 2010; SCB đạt 140,62% trong năm 2011; SHB đạt mức tăng trưởng 64,16% trong năm 2012 và NamAbank đạt 79,79% trong năm

8,09 37,53 47,06 32,57 4,91 20,84 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nhìn chung tổng tài sản khối NHTMCP tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2010. Tuy nhiên có dấu hiện chững lại trong giai đoạn 2011 – 2012 do khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam. Bước sang năm 2013 đã có những tín hiệu lạc quan đối với sự gia tăng tài sản của một số ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng âm như: MSB, Eximbank, ACB, Saigonbank, Techcombank và MDB.

2.1.2.2 Tình hình vốn chủ sở hữu

Tương tự diễn biến của tình hình tài sản, tình hình vốn chủ sở hữu cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hoạt động kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập của các ngân hàng sụt giảm một cách mạnh mẽ so với năm 2007, mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu sụt giảm từ mức 61,87% trong năm 2007 xuống còn 15,17% trong năm 2008, điều này cho thấy một tình cảnh khó khăn của các NHTMCP. Nguyên nhân sự sụt giảm trong mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP trong năm 2008 do sự sụt giảm trong thu nhập của các ngân hàng, vì vậy việc gia tăng vốn chủ sỡ hữu từ lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, ngồi ra thị trường chứng khốn giảm điểm liên tục nên việc tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành thêm cổ phiếu là không khả thi. Điều này đã dẫn đến một số ngân hàng thậm chí có mức tăng trưởng âm trong năm 2008 như: MSB, OCB, Oceanbank, DaiAbank, Habubank và Tinnghiabank.

Bảng 2.3: Tổng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn chủ sở hữu trung bình (tỷ đồng) 3.442 4.286 5.951 7.773 8.841 10.667 Tốc độ tăng trưởng (%) 15,17 24,53 38,85 30,61 13,75 20,65

Bước sang giai đoạn 2009 – 2010, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đã có sự cải thiện tích cực và đạt lần lượt 24,53% và 38,85%. Sự tăng trưởng này do sự cải thiện của tình hình kinh tế vĩ mơ cũng như nỗ lực của bản thân các ngân hàng trong việc nâng cao tiềm lực tài chính. Ngồi ra, sự gia tăng vốn chủ sở hữu cũng nhằm đáp ứng lộ trình tăng vốn chủ sở hữu theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006, đến hết ngày 31/12/2010 các NHTMCP Việt Nam phải đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Điều này giải thích mức tăng trưởng cao thuộc về nhóm các ngân hàng có qui mơ nhỏ như: MHB, Kienlongbank, DaiAbank, MDB. Kết thúc năm 2010, hầu hết các NHTMCP đã đạt được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng theo quy định chỉ trừ các NHTMCP như BaoVietbank, FCB, Gia Định (nay là NH Bản Việt), Westernbank, PGBank, Navibank, NamAbankvà HDBank vẫn chưa đạt được mức vốn điều lệ theo quy định.

Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng sụt giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 chỉ còn mức 30,61% vào năm 2011 và 13,75% vào năm 2012. Sau đó tốc độ tăng trưởng được cải thiện và đạt mức 20,75% vào năm 2013. Giai đoạn này hầu hết các ngân hàng có mức tăng trưởng thấp thậm chí có 10 ngân hàng có mức tăng trưởng âm trong năm 2012 và 11 ngân hàng trong năm 2013 trong khi con số này chỉ là 6 ngân hàng trong năm 2008. Thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ hợp nhất, sáp nhập trong giai đoạn này giữa các NHTMCP nhằm tăng quy mô và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mơ nhỏ.

Đồ thị 2.3: Tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

2.1.3 Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013, hoạt động huy động vốn của các NHTMCP Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao, đạt mức trung bình là 26,7% trong giai đoạn. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế, vì vậy mức tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình năm 2008 chỉ đạt 9,7% thấp hơn rất nhiều so với mức 23,67% trong năm 2007. Sự khó khăn của nền kinh tế đã làm giảm tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng, ngoài ra sự gia tăng số lượng ngân hàng cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này. Bên cạnh đó NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc, do đó làm tăng nhu cầu về tiền mặt tại các ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các NHTM liên tục tăng mức lãi suất tiền gửi để huy động vốn. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng phức tạp làm cho

15,17 24,53 38,85 30,61 13,75 20,65 2008 2009 2010 2011 2012 2013

việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Thị trường xuất hiện sự di chuyển của dòng tiền gửi từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nên bên cạnh các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi âm thì một số ngân hàng khác lại có tốc độ tăng khá nhanh như VNCB (tăng 547,7%), MDB (tăng 294,75%), SHB (tăng 238,99%).

Bảng 2.4: Tổng tiền gửi khách hàng trung bìnhcủa các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số dư tiền gửi trung bình

(tỷ đồng) 22.852 29.383 40.689 50.249 63.881 84.843 Tốc độ tăng trưởng (%) 9,70 28,58 38,48 23,50 27,13 32,81

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi đã được các NHTMCP duy trì ở mức cao và ổn định trong giai đoạn 2009 – 2010 lần lượt đạt 28,58% và 38,48%. Lãi suất huy động trong giai đoạn này vẫn ở mức cao do NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, trong giai đoạn cuối năm 2010 có lúc lãi suất huy động lên đến 18%/năm. Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất, ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam áp dụng cho các NHTMCP là 14%. Mức lãi suất mới được quy định thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó dẫn đến những khó khăn cho NHTMCP trong việc duy trì các khoản tiền gửi của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm xuống chỉ còn 23,50% trong năm 2011. Nhiều ngân hàng đã dùng các hình thức khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng 100% để tăng lãi suất thực của các khoản tiền gửi nhằm thu hút được nguồn vốn huy động.

Bước sang giai đoạn 2012 - 2013, tình hình lãi suất huy động đã ổn định hơn khi NHNN liên tục đưa ra các văn bản quy định trần lãi suất theo xu hướng giảm dần, đồng thời áp dụng các biện pháp thanh tra, giám sát, công khai những sai phạm của NHTMCP trong việc huy động vốn vượt trần. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi

khách hàng bình quân của NHTMCP đạt 27,13%, trong năm 2012 và 32,81% trong năm 2013.

Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

2.1.4 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Giai đoạn 2008 – 2013 chứng kiến nhiều sự biến động trong hoạt động tín dụng của các NHTMCP. Năm 2008, kết quả của việc chạy đua lãi suất nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản đã đẩy lãi suất tín dụng lên quá cao, thậm chí có thời điểm lãi suất cho vay đạt mức 21%/năm. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,05% trong năm 2008, thấp hơn rất nhiều so với mức 34,56% trong năm 2007 và đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong cả giai đoạn 2008 – 2013.

Trước tình hình kinh tế khó khăn, Chính phủ đã đưa ra nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ, trong đó có chương trình hỗ trợ lãi suất 4%, với chính sách này dư nợ tín dụng tại các ngân hàng đã tăng lên rất nhanh và đạt 42,10% trong năm 2009. Các ngân hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng

9,70 28,58 38,48 23,50 27,13 32,81 2008 2009 2010 2011 2012 2013

rất cao trong năm 2009, nổi bật có NHTMCP Tiên Phong đạt mức tăng trưởng kỉ lục 10,58 trong năm 2009. Việc tăng trưởng tín dụng quá nóng, đồng thời chất lượng tín dụng chưa được kiểm tra chặt chẽ đã làm gia tăng rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động và rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Namgiai đoạn 2008 – 2013 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ tín dụng bình qn (tỷ đồng) 19.572 27.810 37.948 48.920 56.514 69.960 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) 6,05 42,10 36,45 28,91 15,52 23,79 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng bình qn (tỷ đồng) 215 173 278 537 706 839 Tốc độ tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (%) -7,26 -19,41 60,79 93,34 31,43 18,72

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

Giai đoạn 2010 – 2012, tăng trưởng tín dụng “hạ nhiệt” dần, mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 lần lượt đạt mức 36,45%; 28,91% và 15,52%. Trong giai đọan này các ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng q nóng với các điều kiện tín dụng được nới lỏng q mức trước đó. Hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra để hạ nhiệt tín dụng, kết quả dẫn đến mức sụt giảm gần 50% mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 so với năm 2011. Tăng trưởng tín dụng âm đã xảy ra ở 8 ngân hàng, trong đó nghiêm trọng nhất là Westernbank với mức tăng trưởng âm 40,66%, kế tiếp là MSB âm 23,33%. Bước sang 2013, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn theo hướng “tái tạo” đường cong lãi suất, mở rộng tín dụng đi đơi với an toàn hoạt động của ngân hàng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã gia tăng và đạt mức 23,79%. Hoạt động tín dụng của các NHTMCP với mức

tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng trưởng tiền gửi đã làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng sau khi đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động vào việc cấp tín dụng. Bước sang năm 2013, mặc dù tăng trưởng tín dụng được ổn định nhưng vẫn có 9 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt q tăng trưởng tiền gửi, điển hình có Tienphongbank có mức tăng trưởng tiền gửi là 54,6% nhưng mức tăng trưởng tín dụng lại lên đến 96,05%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)