6. Kết cấu của luận văn
3.1 Một số giải pháp đối với cácNHTMCPViệt Nam
3.1.2 Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Theo kết quả nghiên cứu, quy mơ vốn có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Việt Nam. Với quy mô nguồn vốn và cơ cấu hợp lý sẽ tạo tâm lý an tâm cho khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để giao dịch, ngồi ra các ngân hàng có thể tạo lập được nguồn ngân quỹ phù hợp để phịng ngừa rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, việc có một quy mơ vốn chủ sỡ hữu hợp lý cũng giúp các ngân hàng thực hiện các quyết định đầu tư, chiến lược phát triển đa dạng các hoạt động kinh doanh góp phần gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững.
Thực trạng đã chỉ ra hiện nay tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của các NHTMCP Việt Nam mặc dù đang tăng trưởng nhưng cịn chưa cao. Do đó, việc tăng tỷ trọng và chất lượng nguồn vốn tự có đóng vai trị quan trọng. Trong quá trình gia tăng quy mơ vốn chủ sở hữu, các ngân hàng cần xác định quy mô hoạt động và quy mô vốn chủ sở hữu tối ưu nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mơ. Vì hiệu quả đạt được lúc này sẽ giảm xuống một cách tương đối so với trước đó khi quy mơ vốn chủ sở hữu tăng lên cao hơn so với quy mơ tối ưu. Việc tăng vốn tự có đến mức bao nhiêu là hợp lí phải phù hợp với chiến lược kinh doanh và đặc điểm của từng ngân hàng, phải nằm trong cân đối cơ cấu với vốn đi vay và vốn huy động, nhằm phát huy ưu điểm của tất cả các hình thức huy động vốn.
Đối với việc lựa chọn phương thức để tăng vốn chủ sở hữu, ngân hàng cần phải cân nhắc các phương thức tăng vốn khác nhau như: phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường,bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng lợi nhuận giữ lại của năm trước để tăng vốn cho năm nay sao cho đảm bảo nguồn vốn bền vững, đảm bảo lợi ích của các cổ đông trong ngân hàng tùy theo thế mạnh và tình hình cụ thể trong từng thời kỳ.
Ngoài ra việc nới “room” tỷ lệ vốn cổ phần, vốn góp mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ và chất lượng vốn tự có. Điều này mở ra những cơ hộ mới cho các ngân hàng trong việc tìm kiếm những đối tác chiến lược nước ngồi có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ để góp phần khơng chỉ gia tăng quy mô vốn chủ sỡ hữu mà còn tận dụng được sự hỗ trợ toàn diện của các đối tác chiến lược này. Một điểm cần lưu ý ở đây là sau mỗi lần quy mơ vốn tự có tăng thì năng lực quản trị doanh nghiệp của các chủ sở hữu ngân hàng cũng phải được cải thiện nhằm tránh việc quy mô vượt quá năng lực điều hành hoặc sử dụng vốn kém hiệu quả. Cùng với quá trình tăng vốn thì vai trị của các cơ quan giám sát cần được siết chặt hơn để tránh tình trạng “vốn ảo” do hệ lụy của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng. Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17 tháng 3 năm 2014 của NHNN yêu cầu tất cả các TCTD trong hệ thống đến hết năm 2018 phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu và chuẩn mực về vốn của Hiệp ước Basel II. Mục đích của việc làm này được đánh giá là sẽ giúp các ngân hàng nâng cao sự an toàn, lành mạnh, năng lực QTRR, khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế của các TCTD Việt Nam.