6. Kết cấu của luận văn
2.2 Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của cácNHTMCP
2.2.2.1 Các nhân tố bên trong
Quy mô tài sản ngân hàng (logTA)
Bảng 2.12 cho thấy biến quy mô tài sản ngân hàng chỉ có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Tác động này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng thể hiện qua dấu và giá trị của hệ số hồi quy của biến logTA, với β2= 0,2271368 mang dấu dương phù hợp với kỳ vọng trong phân tích. Mối tương quan dương giữa biến quy mô tài sản với khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam chỉ ra rằng các ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì lợi nhuận càng tăng, thể hiện tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Flamini và các đồng sự (2009); Alper và Anbar (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011).
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (TL/TA)
Kết quả mơ hình cho thấy, biến TL/TA có hệ số hồi quy bằng 0,0072838, p=0.038 cho phép có thể chấp nhận yếu tố này với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có mối tương quan dương với ROA của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng góp phần làm tăng thu nhập lãi của các ngân hàng và từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận. Đặc biệt đối với những các NHTMCP Việt Nam khi vẫn đang tập trung nhiều vào lĩnh vực tín dụng truyền thống. Tuy nhiên việc tập trung vào cấp tín dụng cũng gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Việc nợ xấu gia tăng trong thời gian gần đây sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thiếu sư kiểm sốt đã làm khi là làm hiệu quả tích cực của việc gia tăng dư nợ tín dụng của các NHTMCP. Điều này được thể hiện qua hệ số hồi quy thấp (β3 = 0,0072838). Vì vậy để góp phần gia tăng khả năng sinh lời một cách bền vững, các ngân hàng cần tăng trưởng tín dụng kết hợp với tăng cường khả năng thẩm định, khả năng quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng. Mối tương quan thuận chiều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011); Fazlan Sufian (2011); Syafri (2012).
Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)
Theo quan điểm các nghiên cứu trước đây cho rằng quy mơ vốn chủ sỡ hữu có tương quan dương với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Trong nghiên cứu này cho thấy TE/TA có hệ số hồi quy là 0,0399774 và có ý nghĩa thống kê về mức α = 1%.Như vậy quy mô vốn chủ sở hữu trên tài sản có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam phù hợp với kỳ vọng của tác giả. Điều này chứng tỏ quy mơ vốn chủ sở hữu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây của Flamini và cộng sự (2009); Fazlan Sufian (2011); Syafri (2012). Một cấu trúc vốn mạnh mẽ là điều cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh của các ngân hàng khi điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định.Việc yêu cầu các NHTMCP tăng
vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL)
Tương tự kết quả kiểm định của biến TE/TA, biến LLP/TL cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số hồi quy bằng -0,2368348 có dấu phù hợp với kỳ vọng phân tích. Kết quả cho thấy chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan âm với ROA của NHTMCP Việt Nam. Ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lời trên tài sản càng thấp. Kết quả nghiên cứu này không chỉ phù hợp với kỳ vọng của tác giả và mà còn phù hợp với các kết quả trước đây của nhiều nhà nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng các NHTMCP Việt Nam cần tập trung vào việc kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro tín dụng nhiều hơn, điều này đã phản ánh đúng thực trạng của các ngân hàng trong thời gian vừa qua khi tăng trưởng tín dụng quá nóng đã để lại hậu quả nợ xấu, làm cho chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng lên, dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận của ngân hàng.
Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA)
Theo các nghiên cứu trước đây, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng vì giảm thiểu được nhiều rủi ro so với việc chỉ tập trung chủ yếu và hoạt động tín dụng như hiện nay. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của mơ hình cho thấy hệ số hồi quy bằng 0,1897444, p = 0,020. Cho phép nghiên cứu có thể chấp nhận hệ số này với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Điều này cho thấy mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP. Kết quả này thể hiện các ngân hàng có thu nhập ngoài lãi như thu nhập từ hoạt dịch vụ, từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ việc góp vốn mua cổ phần,… càng cao thì khả năng sinh lời càng cao. Việc đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh giúp ngân hàng không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng vốn dĩ chứa đựng nhiều rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như nắm bắt các cơ hội đầu tư. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Fazlan Sufian và Razali (2008); Alper và Anbar (2011); Fazlan Sufian (2011).
Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có mối tương quan ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Điều này được thể hiện thông qua hệ số hồi quy -0,0323468, p = 0,000. Cho phép nghiên cứu chấp nhận hệ số này với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì tỷ lệ chi phí trên thu nhập ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng giảm đi 0,0323468 đơn vị và ngược lại. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của tác giả và nghiên cứu trước đây của Zeitun (2012); Syfari (2012). Mối tương quan âm này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của các NHTMCP càng tăng thì khả năng sinh lợi càng giảm và ngược lại, ngân hàng càng tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận tạo ra sẽ càng tăng. Việc quản lý hiệu quả chi phí hoạt động đóng vai trị quan trọng trong việc gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GR)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến GR là -0,0987055 và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan âm với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Ayadi và Boujelbene (2012).Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu càng tăng thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Giải thích cho kết quả này là việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một giai đoạn hội nhập mới cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói
riêng. Việc các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tham gia đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Tỷ lệ lạm phát (INF)
Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP thể hiện qua hệ số hồi quy 0,0125718 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng. Điều này có nghĩa là trong thời gian nghiên cứu các ngân hàng đã dự đoán được tỷ lệ lạm phát, mang đến cơ hội để điều chỉnh lãi suất phù hợp và do đó đạt được lợi nhuận cao hơn. Kết quả nghiên cứu của mơ hình phù hợp với những nghiên cứu của Fazlan Sufian (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011). Thực tế tại Việt Nam cho thấy khi lạm phát tăng, ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức tăng lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2013. Trước năm 2008, các NHTMCP đạt được tốc độ tăng trưởng tài sản, dư nợ tín dụng, thu nhập và lợi nhuận rất cao từ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, và kéo theo là sự suy thoái kinh tế đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2013, tình hình hoạt động của các ngân hàng đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần lưu tâm liên quan đến vấn đề nợ xấu, quá trình tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém…
Chương 2 sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTMCP trong giai đoạn 2006 – 2013 để tiến hành ước lượng mơ hình hồi quy. Kết quả ước lượng và kiểm định cho thấy mơ hình phù hợp nhất để giải thích sự thay đổi ROA của ngân hàng là mơ hình Random Effects. ROA của ngân hàng tương quan dương với quy mô tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh và tỷ lệ lạm phát. Các biến có tương quan âm với ROA là chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả của mơ hình và thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong chương 2, tác giả đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các NHTMCP trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTMCP VIỆT NAM
Thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam và kết quả hồi quy từ dữ liệu của 40 NHTMCP trong giai đoạn 2006 – 2013. Luận văn xin được được đề xuất một số giải pháp đối với các NHTMCP và một số kiện nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm góp phần hướng đến việc củng cố và gia tăng khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam.