6. Kết cấu của luận văn
2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của cácNHTMCPViệt Nam
2.1.7 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của cácNHTMCPViệt
Nam
Nam 2008 – 2013 kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trước áp lực cạnh tranh lớn trong quá trình hội nhập, nhu cầu mở rộng thị phần đã tạo động lực cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ tài chính – ngân hàng của nền kinh tế.
Ngồi ra việc đáp ứng lộ trình tăng vốn điều lệ cũng như việc tăng nhanh quy mô tổng tài sản đã góp phần nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Nhà quản trị ngân hàng đã nhận thức tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro bên cạnh việc tăng trưởng của ngân hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho ngành.
Mặc khác, công tác quản trị điều hành hệ thống ngân hàng đang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đặt trọng tâm trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và giải quyết vấn đề nợ xấu mang đến những tín hiệu lạc quan trong việc thiết lập một hệ thống ngân hàng hoàn thiện và an toàn hơn.
2.1.7.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Các NHTMCP Việt Nam tồn tại những hạn chế từ nội lực của các chính các ngân hàng. Quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực cao cấp còn hạn chế, trình độ cơng nghệ chưa cao là những nguyên nhân làm giảm sự cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam đối với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Công tác quản trị của một số ngân hàng bộc lộ nhiều điểm yếu ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của toàn hệ thống ngân hàng. Những bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân như ngân hàng khơng có nhiều thành viên độc lập trong Hội đồng