Thực trạng điều hành lãi suất của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 45 - 50)

Trong những thập kỷ gần đây, thị trường tài chính – tiền tệ thế giới có sự phát triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của NHTW các nước thay đổi theo hướng tự do hoá.Tuy nhiên, ở mỗi nước, NHTW căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội, thị trường tài chính – tiền tệ ở mỗi nước, cũng như địa vị pháp lý của NHTW, mục tiêu của chính sách tiền tệ (lạm phát hoặc đa mục tiêu) để áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Đối với

17.80% 17.80% 17.80% 18.32% 18.32% 20.16% 15.62% 15.62% 15.62% 16.24% 16.24% 17.48% 11.16% 11.16% 11.16% 11.98% 11.98% 12.36% 8.57% 8.57% 8.57% 8.93% 8.93% 10.02% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

nước ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn; từ giữa tháng 5/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước.

Thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: “Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 6.5% - 4.5%/năm); Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trị định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.

Cụ thể, từ khi có Nghị quyết 13/NQ- CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều thơng tư liên quan đến lãi suất như thông tư số 19/2012/ TT-NHNN và Thơng tư số 20/2012/TT-NHNN, trong đó quy định lãi suất huy động tối đa bằng VND có kỳ hạn dưới 12 tháng là 9%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là 13%/năm. Tiếp đó, ngày 09/7/2012, tại Thông báo 198/TB- NHNN, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá, rà sốt dư nợ các khoản cho vay cũ, trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm để giúp các doanh nghiệp và hộ dân vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến tại các tổ chức tín dụng đối với khách hàng thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên từ 10 - 12%/năm; lãi suất cho vay tối đa đối với doanh nghiệp và hộ dân chỉ từ 15%/năm trở xuống. và từ ngày 26/3, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8% một năm còn 7,5% / năm. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 12 tháng vẫn tiếp tục theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Cơ quan quản lý cũng giảm 1% đối với một vài lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9% xuống 8% một năm trong khi lãi suất tái chiết khấu

giảm từ 7% xuống 6% một năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ còn 9% một năm.

Lãi suất huy động giảm là cơ sở để lãi suất cho vay hạ, việc giảm trần lãi suất góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của các TCTD, bởi thực tế, trần lãi suất huy động giảm ít hơn. Tuy nhiên, đây là việc cần thiết để chia sẻ khó khăn cho DN, từ đó đem lại sự ổn định cho hoạt động ngân hàng khi doanh nghiệp bớt khó khăn hơn. Thời gian qua, các TCTD đã có nhiều cố gắng trong việc giảm lãi suất của những khoản cho vay cũ, cụ thể, trước ngày 31/12/2012, tỷ trọng dư nợ các khoản dư nợ có lãi suất trên 15%/ năm chiếm 60% thì nay chỉ cịn khoảng 18%. Ngồi ra, năm 2012, các TCTD cũng phải phải trích lập dự phịng rủi ro và trên thực tế, nhiều TCTD đã giảm mạnh lợi nhuận

Từ tháng 3/2012, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để từng bước giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao). Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3 - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5 - 9%/năm so với đầu năm 2012 (hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức 11 - 15%/năm, trong đó, lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9 - 11%/năm); thanh khoản của các TCTD đảm bảo và dư thừa, tăng trưởng tín dụng của các TCTD ở mức thấp.

Thực hiện Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, ngày 15/1/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014. Theo đó, trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với

chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các TCTD.

Giữ ổn định các mức lãi suất điều hành, lãi suất huy động tối đa bằng VND và USD, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục yêu cầu các TCTD giảm lãi suất cho vay (kể cả các khoản cho vay cũ). Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đã giảm 0,5-1,5%/năm so với cuối năm 2013, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.

Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực giảm; đến ngày 18/9/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,25% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,16% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013.

Từ thực tế diễn biến tiền tệ, lãi suất trong thời gian qua, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NHTM cổ phần quy mô nhỏ chuyển đổi mơ hình từ nơng thơn lên; an tồn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong những tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định.

Hai là, cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện

là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN; lãi suất huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung – cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của NHNN, đã tác động làm cho thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng.

Ba là, việc điều hành linh hoạt lãi suất cơ bản, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trơng của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trờng tài chính, tiền tệ, được các doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này cú ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện đợc vai trị và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.

Bốn là, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật NHNN và Bộ luật Dân sự, mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay và các năm tới đây là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững.

Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của NHTM, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, NHNN đã ban hành cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và phát hành thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Hiện nay, đã và đang xuất hiện ý kiến cho rằng NHNN cần dỡ bỏ trần lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản x 150% mà để cho các NHTM được tự ấn định lãi suất kinh doanh. Ý kiến này cần được xem xét ở một số khía cạnh:

Theo kinh nghiệm của q trình tự do hố lãi suất ở các nước và nước ta trong nhiều năm qua cho thấy điều kiện để tự do hoá lãi suất là kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính – tiền tệ minh bạch và có chiều sâu, mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là kiểm sốt lạm phát; phát triển hệ thống thanh tốn có khả năng kiểm sốt được hầu hết các luồng vốn khả dụng của khu vực ngân hàng, chứng khoán

và các định chế tài chính khác; hệ thống NHTM có năng lực cạnh tranh và khả năng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh; ngân sách nhà nước thâm hụt ở mức thấp. Với các điều kiện này, có lẽ nền kinh tế và thị trường tài chính – tiền tệ của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được;

Khủng hoảng tài chính thế giới đã trải qua tình trạng tồi tệ nhất, nhưng suy thối và phục hồi kinh tế thế giới cịn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế và thị trường tiền tệ trong nước, trước mắt cần thực thi các giải pháp tiền tệ theo hướng đảm bảo an toàn hệ thống;

Kinh tế trong nước, nguy cơ lạm phát cao chưa được ngăn ngừa một cách vững chắc, kinh tế vĩ mơ cịn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hệ thống các NHTM còn chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có; năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều mặt hạn chế.

Thị trường hàng hố, tài chính, tiền tệ, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khốn cịn chứa đựng những nguy cơ bất ổn do hiện tượng đầu cơ còn diễn ra khá phổ biến và các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước chưa đủ mạnh để có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng này, sẽ kéo theo các rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Từ những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới – giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, việc tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung – cầu vốn thị trường. Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính – tiền tệ ở trong và ngồi nước, cũng như các rủi có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, sự an tồn và phát triển của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)