Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 71 - 77)

thuộc nhiều về chỉ tiêu đưa ra của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về huy động vốn và cho vay nên đã ảnh hưởng đến việc quản lý Tài sản Có và Tài sản Nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM.

Và yếu tố cuối cùng và cũng khơng kém phần quan trọng đó là do chủ trương điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước.

2.8. Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM chưa

có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro lãi suất. Ngun nhân chính là do: Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam – CN8 TPHCM phụ thuộc vào sự điều hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Mặc dù Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã có quy trình cụ thể về cơng tác quản trị rủi ro lãi suất, nhưng còn quá chung chung, chưa gắn liền với thực tiễn chi nhánh. NH TMCP Cơng thương VN CN8 TPHCM chưa có những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về rủi ro lãi suất. Vấn dề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN8, từ cán bộ chuyên môn đến cán bộ làm cơng tác quản lý. Trình độ đội ngũ nhân viên chưa được trang bị những kiến thức ban đầu về những vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất như kiến thức về tài chính, pháp lý, thị trường giao dịch đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các cơng cụ tài chính phái sinh nên vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ. Đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai giao dịch hốn đổi lãi suất để phịng ngừa rủi ro lãi suất. Cuối cùng, chưa có văn bản quy định về việc đo lường quản trị rủi ro lãi suất tại các đơn vị kinh doanh, kể cả quy chế giám sát thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có quy định nội dung giám sát đo lường quản trị rủi ro lãi suất.

Thứ hai, Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo luờng rủi ro lãi suất.

Ðo lường, đánh giá rủi ro lãi suất của các NHTM là cơng việc tương đối khó và địi hỏi những kỹ thuật khá phức tạp. Cơng việc này có một vị trí quan trọng trong q trình quản lý rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng nên thường do một bộ phận chuyên trách thực hiện. Tuy nhiên, hiện tại TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM chưa thành lập bộ phận chuyên trách này. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc đo lường đánh giá rủi ro lãi suất nên công việc này chưa được phân công cụ thể cho bộ phận nào trong ngân hàng nghiên cứu thực hiện.

Thứ ba, quản trị rủi ro lãi suất chưa được hoạch định một cách riêng lẻ mà thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay do: một là thiếu nhân sự và

chưa được sắp xếp hợp lý. Hai là, một số cán bộ cũ có kinh nghiệm nhưng lại rất bảo thủ, rập khn mẫu, thiếu tính sáng tạo và năng động, cịn đối với cán bộ mới thì chưa có kinh nghiệm, trình độ chưa đồng đều, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, nên không dám áp dụng những công cụ mới để quản trị rủi ro lãi suất. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác lập là cơ quan của Chính phủ, việc hoạch định và thực thi chính tiền tệ cịn rất bị động, lệ thuộc rất lớn vào Chính phủ và các cơ quan Chính phủ (như Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) nên thiếu tính độc lập. Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.

Thứ tư, về tính tốn lãi suất huy động và cho vay chưa hiệu quả, các nhà quản

trị ngân hàng chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chính sách lãi suất hiện nay của ngân hàng rất dễ bị dẫn dắt bởi yếu tố thị trường. Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn, cùng với áp lực chỉ tiêu hoạt động về huy động, dư nợ, lợi nhuận. Lãi suất phụ thuộc vào sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Việc điều hành lãi suất điều hòa vốn nội bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cịn mang tính ứng phó với tình thế, chưa đón đầu được các thay đổi trong dài hạn. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM vận dụng cơ chế lãi suất điều hòa vốn nội bộ (giá mua bán FTP) để quyết định lãi suất thực hiện với khách hàng còn chú trọng về yêu cầu có lợi nhuận so với điều hịa vốn, mà chưa xem xét trên quan hệ lợi ích tổng hịa, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách lâu dài, cơ hội kinh doanh tại đơn vị.

Thứ năm, hệ thống thông tin hỗ trợ chưa tốt. Nguyên nhân của việc này: một là do máy móc thiết bị cũ vẫn cịn tồn tại gây khó khăn trong việc cập nhật thơng

tin. Hai là, các số liệu báo cáo chỉ là số liệu quá khứ, để phân tích cho tương lai,

chưa tính đến yếu tố tâm lý và rủi ro của khách hàng. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào ngun nhân khách quan xuất phát từ tác động bên ngoài như thiên tai, hoả hoạn, biến động thị trường trong và ngồi nước, do quan hệ cung cầu hàng hố thay đổi. Những nguyên nhân đó làm ảnh hưởng đến việc quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có của ngân hàng. Ba là, chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất. Vì việc đo

lường rủi ro lãi suất không chỉ đánh giá những tổn thất phải gánh chịu trong quá khứ mà cịn phải dự tính trước được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai trong điều kiện lãi suất thị trường biến động liên tục. Để dự tính được chính xác mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động, vấn đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai.

Thứ sáu, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM chỉ sử dụng một mơ hình định giá lại để đo lường rủi ro lãi suất, phụ thuộc vào các mơ hình đo lường của ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thị trường tài chính – tiền tệ chưa phát triển, thể hiện ở việc hạn

chế về chủng loại công cụ cũng như số lượng giao dịch. Do kiến thức hiểu biết về giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp, thị trường liên ngân hàng cịn ít sơi động, việc ln chuyển vốn chưa thực sự thông suốt, các ngân hàng thiếu vốn không tiếp cận được với nguồn vốn dư thừa của các ngân hàng khác. Chính vì vậy, thị trường tiền tệ chưa trở thành nơi cung cấp những thông tin quan trọng về lãi suất làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường, chính sự kém phát triển của thị trường tiền tệ đã gây khó khăn, hạn chế trong việc định hướng và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất. Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam cịn được thể hiện qua việc thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng cịn ít sơi động. Các giao dịch trên thị trường này cịn mang tính một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là người cung ứng vốn cịn một số ngân hàng ln có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị trường tiền tệ hoạt động còn rất nhiều hạn chế, chưa thực sự thành trung gian diều tiết vốn trên thị trường.

Thứ hai, Kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái

sinh và vấn dề phòng chống rủi ro còn quá thấp. Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt dộng kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt từ ngân hàng. Ðối với các doanh nghiệp có các hợp đồng tín dụng trung dài hạn với giá trị lớn với lãi suất cố định cũng như các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên ở vào các vị thế mở về ngoại tệ (trường hoặc đoản) luôn phải

dối mặt với nguy co rủi ro thị trường rất lớn như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái. Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam rất ít nhận thức về vấn đề này. Những hiểu biết về các kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất bằng các giao dịch phái sinh lại càng xa lạ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khơng sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng phái sinh dẫn dến những khó khăn cho các NHTM trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Ðiều này cung cho thấy rằng tại các NHTM Việt Nam công tác Marketing ngân hàng với các hoạt dộng tuyên truyền, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới cịn có nhiều hạn chế.

Cuối cùng, do chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã ảnh

hưởng không nhỏ đến việc quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có của các ngân hàng nói chung là NHCT nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi đưa ra thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NH TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 8 TPHCM và phân tích ngun nhân của nó, chúng ta đã có cái nhìn khá tồn diện về tình hình kiểm sốt rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam- Chi nhánh 8 TPHCM nói riêng và hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần nói chung. Bên cạnh những giải pháp đã thực hiện để hạn chế rủi ro lãi suất vẫn cịn một số khó khăn hạn chế xuất phát từ năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý tại NH TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi nhánh 8 TPHCM . Vì vậy, một số giải pháp và kiến nghị trong chương 3 sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để việc kiểm soát rủi ro lãi suất tại NH TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 8 TPHCM được hoàn thiện hơn nhằm bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi những rủi ro lãi suất.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG CN8 TP. HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 71 - 77)