Cấu trúc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TNCP Công Thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 52 - 54)

Nam chi nhánh 8 TPHCM.

Phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đưa ra tầm nhìn tổng thể về rủi ro và tích cực hỗ trợ các hội đồng và Ủy ban quản lý rủi ro . NHCT áp dụng cơ chế quản lý rủi ro lãi suất tương ứng với quy mô và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cơ chế này cần tạo điều kiện để giám sát và vận hành quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả. Cơ chế quản trị được thể hiện như sau:

Sơ đồ 2.1: Cấu trúc mơ hình quản trị rủi ro lãi suất NHCT VN CN8 TP.HCM

Ủy ban quản lý rủi ro là ủy ban quản lý rủi ro cấp cao, được chỉ định giám sát mức độ rủi ro nhằm kiểm tra tất cả các vấn đề rủi ro ngoại trừ rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản thuộc trách nhiệm của Ủy ban quản lý Tài sản Nợ & Có. Để cơng tác quản lý rủi ro lãi suất đảm bảo chuyên sâu, toàn diện và mang tính hệ thống, NHCT phân chia trách nhiệm kiểm sốt theo 3 vịng như sau:

Kiểm sốt vịng 1:

Bộ phận quản lý cân đối vốn trực thuộc phòng Quản lý Cân đối vốn và Kế hoạch tài chính chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với phịng đầu tư, các phòng

Khách hàng, Kinh doanh ngoại tệ, định chế tài chính, Thanh quyết tốn vốn kinh doanh cùng Sở giao dịch và chi nhánh chịu trách nhiệm là vịng kiểm sốt đầu tiên thực hiện quản trị rủi ro lãi suất hàng ngày bao gồm công việc nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro lãi suất của NHCT.

Kiểm sốt vịng 2:

Phịng quản lý rủi ro thị trường chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản lý rủi ro lãi suất, thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản lý rủi ro của các đơn vị tại vịng 1, thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất lên ban lãnh đạo và các đơn vị có liên quan. Phịng quản trị rủi ro thị trường chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vòng 1 để đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động điều hành kinh doanh hàng ngày của các đơn vị vòng 1 được nhận diện, đo lường, quản lý chặt chẽ và được báo cáo kịp thời đến các cá nhân, đơn vị liên quan.

Kiểm sốt vịng 3:

Bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định của NHCT tại các đơn vị vòng 1 và 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở cả 2 vịng trên.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 8 TPHCM thông qua công cụ theo dõi và quản lý rủi ro lãi suất là khe hở kỳ hạn định giá lại kiểm định khả năng chịu áp lực đối với những biến động của lãi suất nhằm đánh giá những biến động về thu nhập lãi ròng (NII) hoặc giá trị vốn chủ sở hữu.

Những chiến lược cũng như là những kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rủi ro được xem xét và thực hiện định kỳ chẳng hạn như điều chỉnh kỳ đáo hạn hoặc kỳ định giá lại của các Tài sản Nợ - Tài sản Có, lên chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo đảm hoạt động được các nguồn vốn dài hạn và thực hiện ký kết các thỏa thuận về lãi suất với các đối tác và khách hàng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 8 TPHCM thực hiện quản trị rủi ro dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nhận diện và lượng hóa các mức độ rủi ro do lãi suất biến đổi thông

Thứ hai, xác định khả năng chịu đựng rủi ro lãi suất mà Ngân hàng có thể

chịu đựng, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Thứ ba, cụ thể hóa các phương pháp, cơng cụ đo lường, kiểm sốt và các hạn

mức rủi ro lãi suất.

Thứ tư, thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và

tiềm năng.

Việc nhận diện rủi ro lãi suất là cơ sở nền tảng để đo lường và lượng hóa rủi ro lãi suất, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trên hai phương diện: Thu nhập và giá trị vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 52 - 54)