Kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 67 - 69)

Thương Việt Nam CN8-TPHCM

Trong ngắn hạn, quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 8 TPHCM dựa trên lãi suất điều hòa vốn nội bộ (lãi suất mua/bán vốn nội bộ giữa các chi nhánh với Trụ sở chính) của khối nguồn vốn Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 8 TPHCM sẽ nhận được khoản thu từ khoảng chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay với mức giá mua bán FTP trên từng giao dịch. Khoản thu / trả vốn nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 8 TPHCM được xác định theo cơng thức:

Khi đó thu nhập FTP của chi nhánh sẽ được tính tốn trên từng giao dịch, cụ thể:

NIM trên 1 giao dịch/ loại TSC của CN = LS cho vay – Giá bán vốn FTP. NIM trên 1 giao dịch / loại TSN của CN = Giá mua vốn FTP – LS huy động vốn

 NIMbqTSC = LSCV bình quân – Giá bán vốn FTP bình quân.

 NIMbq TSN = Giá mua vốn FTP bình qn – LS huy động bình qn.

Trong đó: Giá bán vốn FTP (%) là giá mà TSC “thu” chi nhánh từ việc sử dụng vốn. bao gồm lãi suất bán vốn, phí thanh khoản và phần bù thanh khoản (nếu có)

Giá mua vốn FTP (%) là giá mà TSC “trả” cho chi nhánh từ việc huy động vốn. bao gồm lãi suất mua vốn, phần bù thanh khoản và phần điều chỉnh giá mua vốn (nếu có).

Thu nhập FTP của CN (theo kỳ) = Doanh số huy động trong kỳ *NIMbq TSN + Doanh số cho vay trong kỳ *NIMbq TSC

Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 8 TPHCM nằm trong mơ hình tổng thể của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

Sơ đồ 2.2: Quy trình điều chuyển vốn nội bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Theo quy trình điều chuyển vốn nội bộ bên trên, Khối nguồn vốn sẽ mua vốn từ các đơn vị tạo Tài sản Nợ của Ngân hàng và bán vốn cho các đơn vị tạo Tài sản Có của ngân hàng. Khối nguồn vốn tiến hành mua và bán vốn theo mức lãi suất phù hợp với những đặc điểm về định giá lại của Tài sản Có đã đầu tư hoặc Tài sản Nợ đã mua, qua đó cân đối vốn cho mỗi giao dịch. Trong trường thừa hoặc thiếu vốn, Khối nguồn vốn sẽ bán hoặc mua vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Do đó, mọi sự tác động rủi ro của chênh lệch lãi suất sẽ tập trung chủ yếu vào Khối nguồn vốn.

Từ bảng (3.5), (3.6), (3.7) và (4.8) tương ứng với các biểu đồ (3.1), (3.2), (3.3) và (3.4) trong phụ lục 3 cho thấy sự chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay và Giá mua bán FTP là phần lợi nhuận thuần thu được từ chênh lệch

Khối nguồn vốn Đơn vị tạo Tài sản Có Khá ch hàng Đơn vị tạo Tài sản Nợ Khách hàng Thị trường liên ngân hàng / Thị trường vốn Lãi cho vay Vốn vay Chi phí lãi điều chuyển vốn nội bộ Vốn vay Thu nhập lãi điều chuyển vốn nội bộ Lãi huy động vốn Vốn gửi Vốn gửi

lãi suất. Bên cạnh đó, giá mua bán vốn FTP cịn là cơng cụ định hướng trong việc xác lập mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 67 - 69)