CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ NHẬT BẢN
5.1 Bối cảnh kinh tế và xu hướng FDI cuả Nhật Bản
5.1.1 Bối cảnh kinh tế cuả Nhật Bản
Nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thối 3 lần trong 5 năm qua sau hai cú sốc nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và động đất sĩng thần năm 2011. Năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản tăng 1.6% và là năm thứ hai tăng liên tiếp. Trong thời gian này, đồng yên của Nhật Bản trượt giá so với đồng đơ la Mỹ khoảng 24.5% và so với đồng Euro là khoảng 29.3%. Tỷ lệ nợ cơng gia tăng, dân số lao động suy giảm là những thách thức mà chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt để phục hồi nền kinh tế [37].
Sự sụt giảm giá dầu gần đây sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được hưởng
lợi và thúc đẩy lạm phát trong dài hạn. Mặc dù giá dầu giảm sẽ tác động sẽ làm giảm mức giá chung trong ngắn hạng, nhưng nĩ giúp cho gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp taọ niềm tin về sự phục hồi của nền kinh tế Nhật.
Ngày 19/12/2014, Bộ Tài chính Nhật cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước này đạt 833 tỷ yên trong tháng 10/2014, nhờ đồng yên yếu và giá dầu giảm. Trong khi đĩ, giá trị tài sản của các hộ gia đình Nhật đã tăng lên mức cao kỷ lục vào cuối tháng 9/2014 lên tới 1,6 triệu tỷ yên, tương đương gần 14 nghìn tỷ USD, tăng 2.7 % so với một năm trước đĩ, và cao nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1997. Giá trị tài sản từ cổ phiếu đã tăng 5.6% lên khoảng 1,3 nghìn tỷ USD và lợi nhuận từ các khoản đầu tư trực tiếp khác tăng. Thâm hụt trong lĩnh vực dịch vụ giảm hơn một nửa khi lượng du khách nước ngồi đạt con số kỷ lục. Bên cạnh đĩ, Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh tăng ước tính doanh thu thuế trong năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 3/2015) lên 51.7 nghìn tỷ yên, khoảng 440 tỷ USD, cao hơn so với năm 2013 là 1.7 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 14.5 tỷ USD. Ngồi ra, thắng lợi của liên minh cầm quyền tại Nhật Bản trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014 đã đem lại cho Thủ tướng Shinzo Abe một sức mạnh mới cả về đối nội
lẫn đối ngoại ( nguồn CJS.INAS).