Quan điểm, định hướng thu hút FDI thế giới và Nhật Bản vàoViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của nhật bản vào việt nam (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ NHẬT BẢN

5.2 Quan điểm, định hướng thu hút FDI thế giới và Nhật Bản vàoViệt Nam

Ngày 29/08/2013 Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ/CP “ Về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngồi trong thời gian tới “ . Đây được đánh giá là một Nghị quyết quan trọng đối với việc hồn thiện mơi trường đầu tư, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về FDI, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả nguồn vốn này vào Việt Nam.

5.2.1.1 Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngịai vào Việt Nam

Kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích phát triển lâu dài, được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và đối xử bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng cĩ lợi, thực hiện theo đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng

nguồn lực trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế.

- Việc thu hút đầu tư nước ngồi phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và chỉ

đạo tập trung, thống nhất của trung ương đi đơi với phân cấp hợp lý cho các địa phương trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt chú trọng hiệu lực quản lý Nhà nước trong chức năng kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

- Việc sửa đổi, điều chỉnh chính sách, pháp luật đầu tư nước ngồi phải đảm bảo

nguyên tắc khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càng thuận lợi hơn và ưu đãi hơn.

5.2.1.2 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam

- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư nước ngồi theo hướng chọn

lọc các dự án cĩ chất lượng, cĩ giá trị gia tăng cao, sử dụng cơng nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường, đặc biệt trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và cơng nghệ sinh học phục vụ nơng nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại, v.v.

- Tăng cường thu hút các dự án quy mơ lớn, sản phẩm cĩ tính cạnh tranh cao,

tham gia chuỗi giá trị tồn cầu của các tập đồn xuyên quốc gia, từ đĩ xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ, khuyến khích các dự án cơng nghiệp chuyển dần từ gia cơng sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, cĩ uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính, đồng thời, chú trọng đến các dự án cĩ quy mơ vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.

- Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.

- Quy hoạch thu hút đầu tư nước ngồi theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với

lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mơ hình tăng trưởng mới.

5.2.2 Định hướng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam

Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên nhiều ngành, lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là những lĩnh vực mà Nhật Bản cĩ thế mạnh

và đang tăng cường tìm cơ hội đầu tư ra nước ngồi. Trong Chiến lược cơng nghiệp hĩa, Việt Nam đã lựa chọn ưu tiên phát triển 6

ngành cơng nghiệp. Đĩ là: sản xuất ơ tơ và phụ tùng ơ tơ, mơi trường và tiết kiệm năng lượng, điện tử, máy nơng nghiệp, chế biến nơng, thủy sản và đĩng tàu.

Các ngành này sẽ giữ vai trị dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngồi nước, trước hết là doanh nghiệp Nhật Bản, thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và tạo dựng năng lực cạnh tranh quốc tế, phát triển sản phẩm cĩ giá trị gia tăng cao, cĩ tác động lan tỏa cơng nghệ.

Trên cơ sở Chiến lược này, hiện nay, các bộ, ngành liên quan của Việt Nam đang tích cực phối hợp với phía Nhật Bản để xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động cụ thể và khả thi cho từng ngành, tập trung vào một số phân ngành, sản phẩm chiến lược. Hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Dự án Thơng quan hàng hĩa tự động và hệ thống cơ sở dữ liệu Hải quan thơng minh (VNACCS/VCIS).

Tích cực thúc đẩy hợp tác cơng-tư PPP nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tăng cường thúc đẩy phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như đường sắt, đường bộ, cảng biển, cảng hàng khơng trọng điểm, cấp thốt nước và phát triển tài nguyên nước trong khuơn khổ các bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của hai nước [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của nhật bản vào việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)