Tổng tài sản của một số NHTMCP giai đoạn 2008 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 43)

ĐVT: Tỷ đồng Tổng tài sản Tỷ lệ CAGR 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Vietinbank 193.590 243.785 367.712 460.604 503.530 576.368 24,4% 2. Vietcombank 222.090 255.496 307.621 366.722 414.475 468.994 16,1% 3. ACB 105.306 167.881 205.103 281.019 176.308 166.599 9,6% 4. Sacombank 68.439 104.019 141.799 140.137 152.119 161.378 18,7% 5. Eximbank 48.248 65.448 131.111 183.567 170.156 169.835 28,6% 6. MB 44.346 69.008 109.623 138.831 175.610 180.381 32,4% 7. Techcombank 59.099 92.582 150.291 180.531 179.934 158.897 21,9% 8. SHB 14.381 27.469 51.033 70.990 116.538 143.626 58,4% 9. DongA Bank 34.713 42.520 55.873 64.738 69.278 74.920 16,6% Tổng cộng 790.212 1.068.208 1.520.166 1.887.139 1.957.948 2.100.998 21,6%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Bảng 2.3 cho ta thấy được một cái nhìn tổng quan về tình hình tăng trưởng tổng tài sản của một số NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013. Trong thời kỳ này, các NHTMCP có sự tăng trưởng khá nhanh về quy mơ tổng tài sản. Nhìn vào Bảng 2.3, ta có thể thấy rằng Vietinbank là ngân hàng có quy mơ tài sản phát triển khá nhanh trong số các NHTMNN đã cổ phần hóa, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 24,4%, trong khi đó tỷ lệ này ở Vietcombank chỉ đạt mức 16,1%. Trong số các NHTMCP cịn lại thì chỉ có ACB là tăng trưởng thấp hơn 10% một năm, còn các ngân hàng còn lại đều tăng trưởng nhanh với tỷ lệ CAGR từ 18% trở lên. Các ngân hàng có con số ấn tượng nhất là SHB (58,4%), MB (32,4%) và Eximbank (28,6%).

Tuy nhiên, khi xem xét về giá trị tuyệt đối quy mơ tài sản của các ngân hàng, ta có thể nhận thấy hai giai đoạn rõ rệt: giai đoạn (2008 – 2010): tổng tài sản của các ngân hàng đều nằm trong xu hướng tăng; và giai đoạn (2011 – 2013): quy mô tài sản của một số ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2013, tài sản của một vài NHTMCP đã bốc hơi như ACB, Eximbank và Techcombank, trong đó đáng chú ý hơn cả là ACB đã bị giảm đi khoảng 40% giá trị tài sản của mình (từ 281 nghìn tỷ (2011) xuống cịn 167 nghìn tỷ (2013)). Tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững của một vài NHTMCP là một biểu hiện của mức độ rủi ro cao hơn ở nhóm ngân hàng này.

 Về tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Trong những năm vừa qua, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP đã có nhiều tăng trưởng khá ấn tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)