ĐVT: %
2011 2012 2013 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 8,8% 9,6% 10,5%
Công nghiệp 29,9% 29,3% 27,9%
Xây dựng 9,0% 9,3% 9,9%
Thương mại 21,7% 195,0% 19,3%
Vận tải và viễn thông 5,6% 4,3% 3,6%
Dịch vụ khác 24,9% 28,0% 28,7%
Nguồn: VPBS, NHNN
Các số liệu được tổng hợp và phân tích ở trên là dành cho tồn hệ thống ngân hàng, thế nhưng qua đó cũng đã cho chúng ta một đánh giá cơ bản về tình hình hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam, bởi lẽ khối ngân hàng này (bao gồm cả các NHTMNN đã cổ phần hóa) chiếm tỷ trọng áp đảo về thị phần tín dụng trong nước.
Phân tích chi tiết hơn về tình hình tăng trưởng tín dụng của một số NHTMCP lớn tại Việt Nam, cụ thể là 09 ngân hàng được lựa chọn để xem xét trong Biểu đồ 2.3, ta thấy rằng, Vietinbank và Vietcombank là hai ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín
dụng cao và tương đối ổn định trong suốt giai đoạn 2008 – 2013. Trong khi đó, nhìn chung, các NHTMCP cịn lại trong nhóm xem xét đều có hai giai đoạn tăng trưởng rõ rệt: tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao trong giai đoạn 2008 – 2011 và sau đó tăng trưởng chậm trong hai năm 2012 và 2013. Riêng trường hợp của SHB có sự gia tăng đột biến về giá trị tổng dư nợ tín dụng trong năm 2012 là nhờ việc ngân hàng NHTM CP Nhà Hà Nội được sáp nhập vào. Một trong những lý giải cho việc tốc độ tăng trưởng tín dụng 2012 – 2013 của đa số các ngân hàng bị chững lại chính là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn đồng thời các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng hơn nhằm ngăn chặn nguy cơ nợ xấu.
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Biểu đồ 2.3. Tổng dư nợ tín dụng của các NHTMCP 2008 – 2013.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Có thể nói rằng, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam nói riêng vẫn chưa thể hồn tồn được khơi phục. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực: tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm; thị trường chứng khoán, thị trường
0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 400.000.000 Tổng dư nợ tín dụng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ĐVT: Triệu VND
sản phẩm bị ứ đọng, không tiêu thụ được;… từ đó dẫn đến đến khoản vay đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, hay các khoản vay phục vụ cho các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Cũng chính vì thế mà hệ thống ngân hàng đã và đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng ngày càng cao, nguy cơ mất vốn cũng như sụt giảm lợi nhuận.
Về tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu giúp ta có thể đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng. Biểu đồ 2.4 thể hiện giá trị nợ quá hạn của một số NHTMCP được lựa chọn để nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2013. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rằng, mặc dù Vietinbank là ngân hàng có giá trị tổng dư nợ tín dụng cao nhất trong số 09 NHTMCP đang xem xét, thế nhưng tỷ nợ quá hạn của ngân hàng này lại ở mức khá thấp, chỉ có ở năm 2008 là 5,1% và năm 2011 là 2,8%, các năm cịn lại thì Vietinbank đều có tỷ lệ nợ q hạn dưới mức 2%. Qua đó phần nào cho ta thấy được Vietinbank là một ngân hàng có hệ thống quản trị và kiểm sốt rủi ro tín dụng khá hiệu quả. Ngược lại, Vietcombank có rủi ro tín dụng tương đối cao, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng này ở mức tương đối cao, đỉnh điểm trong hai năm 2011 – 2012 lên đến hơn 16%, sang đến năm 2013 đã giảm xuống còn 11,02%, tuy nhiên con số này vẫn còn ở mức khá cao.
Bên cạnh đó, khối các NHTMCP cịn lại trong mẫu nghiên cứu cũng chứng kiến nhiều sự biến động trong tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2008 – 2013.
Đối với ACB, trong giai đoạn 2008 – 2011, rủi ro tín dụng được đánh giá là thấp khi mà tỷ lệ nợ quá hạn nằm ở mức khoảng dưới 2%, tuy nhiên, sau khi xảy ra biến cố vào tháng 08/2012 thì tỷ lệ này tăng vọt lên đến 7,77% tính đến cuối năm 2012 và đã giảm xuống trong năm 2013 (5,79%) mặc dù vẫn còn khá cao so với giai đoạn trước đó.
Đối với SHB, nợ quá hạn dao động trong khoảng 3% - 6% từ năm 2008 đến năm 2011, trước khi tăng rất mạnh vào năm 2012 (16,91%) do trong năm này, SHB phải gánh thêm phần nợ quá hạn của Habubank vừa được sáp nhập vào. Tuy nhiên,
chỉ sau một năm, tỷ lệ này đã giảm 2 lần và chỉ cịn 8,74% tính đến cuối năm 2013. Có thể thấy rằng SHB đã và đang nỗ lực rất lớn trong việc kiểm sốt và hạ thấp mức độ rủi ro tín dụng của mình.
Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, mức độ rủi ro tín dụng của Sacombank là khá thấp khi mà tỷ lệ nợ quá hạn trong 4 năm đầu chỉ xoanh quanh con số 1% và chỉ tăng lên mức trên 2% vào hai năm 2012 và 2013.
Eximbank và MB là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn ít biến động trong những năm gần đây (ngoại trừ năm 2008) với mức nợ quá hạn chỉ xoay quanh 3% - 4% (đối với Eximbank) và 6% - 6,5% (đối với MB). Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank và Đơng Á lại có biến động khá lớn trong giai đoạn 2011 – 2013 và gia tăng khá mạnh trong năm 2013.
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTMCP 2008 – 2013.
Về tỷ lệ nợ xấu
NHNN đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào tháng 04/2005, quy định phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng. Điều 6 của Quyết định này (phương pháp định lượng), nhất quán với các nguyên tắc của Basel I, đã hướng dẫn các ngân hàng phân loại các khoản nợ thành năm nhóm, từ Thơng thường đến Có khả năng mất vốn,
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% Tỷ lệ Nợ quá hạn 2008 2009 2010 2011 2012 2013
dựa trên các chỉ tiêu đánh giá định lượng như số ngày q hạn hoặc có hay khơng việc gia hạn nợ. Theo Điều 7 (phương pháp định tính), phù hợp với hiệp ước Basel II, rủi ro tín dụng cần được đánh giá dựa trên tình hình tài chính của từng khách hàng.
Việc phân loại nợ theo Điều 7 dường như chặt chẽ hơn Điều 6, tuy nhiên việc áp dụng Điều 7 vẫn chưa là bắt buộc đối với các ngân hàng. Bởi vậy, chỉ có một vài ngân hàng tuân theo Điều 7 này, bao gồm MB, BIDV, và VCB. Tuy nhiên, mặc dù tuân theo phương pháp chặt chẽ hơn, những ngân hàng này vẫn có cách để che giấu mức độ nợ xấu thực sự. Khi nhìn vào phần phân loại nợ của các ngân hàng này, họ đã phân loại đa số các khoản cho vay có rủi ro cao vào nhóm nợ cần chú ý (nhóm 2, một nhóm ngay trước nhóm nợ xấu), và những loại nợ này nhiều gấp ba đến năm lần mức nợ xấu được báo cáo. Những con số này thật đáng nghi ngờ khi so sánh với những ngân hàng khác. Một phần lớn các khoản vay cần chú ý là dành cho các doanh nghiệp nhà nước, con số này ở nhóm NHTMNN (đặc biệt ở trường hợp của BIDV, CTG, và VCB) cao hơn so với nhóm NHTMCP. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), một phần lớn các khoản cho vay cần chú ý thực chất là nợ xấu. Nếu phân loại lại các khoản cho vay cần chú ý này thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ còn cao hơn rất nhiều.
NHNN đã chính thức cơng bố tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng ở mức 3,61% vào cuối tháng 12/2013, vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên kể từ năm 2009, nhưng có phần hạ bớt so với tháng 12/2012. Vấn đề là con số báo cáo chính thống này được cho rằng thấp hơn thực tế rất nhiều. NHNN cũng công nhận rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thực sự lớn gấp hai con số được báo cáo. Tệ hơn, NHNN công bố nếu như NHNN đã không cho phép cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN), và nếu như các ngân hàng khơng sử dụng phần trích lập dự phịng của năm 2012 để xử lý các khoản nợ xấu trong chín tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu của tồn hệ thống sẽ lên tới mức 12,7%. Theo báo cáo của NHNN trình lên Quốc hội vào tháng 04/2013, 284,4 nghìn tỷ VND nợ quá hạn đã được tái cấu trúc và được giữ nguyên ở nhóm nợ ban đầu theo Quyết định 780/QĐ-NHNN. Nhờ có việc tái cấu trúc này, mức nợ xấu
chính thức tính đến tháng tư là 4,67%, tương đương 137,1 nghìn tỷ VND. Nếu khơng, con số này sẽ lần lượt giữ ở mức 11,5% và 362,8 nghìn tỷ VND.
Tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, Fitch Ratings, nói rằng mức độ thực sự của nợ xấu còn cao hơn rất nhiều, lên đến 15 đến 20%, và con số được báo cáo không phản ánh được tình trạng khó khăn của Việt Nam cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Trước khi Thơng tư 02 có hiệu lực, chúng ta sẽ khơng biết được mức độ “thật sự” của nợ xấu là bao nhiêu. Tuy nhiên hy vọng rằng, khi đó nợ xấu sẽ được phản ánh chính xác hơn và theo đúng những chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Nguồn: NHNN
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 2004 – 2013.
Từ Biểu đồ 2.5, kể từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng vẫn nằm trong mạch tăng, đỉnh điểm lên tới 4,08% vào năm 2012 và sau đó hạ nhiệt xuống cịn 3,61% vào cuối năm 2013. Một trong những lý do giải thích cho sự hạ nhiệt này chính là việc các ngân hàng thương mại đã áp dụng hàng loạt giải pháp để giải quyết vấn đề nợ xấu như tái cấu trúc khoản vay; dùng trích lập dự phịng rủi ro để xóa nợ; và đặc biệt đó là sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được NHNN thành lập vào tháng 7/2013.
Điểm tích cực của VAMC là giúp giãn thời gian ghi nhận nợ xấu và dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nhờ vậy, duy trì được sự ổn định của hệ hống và giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Hơn nữa, VAMC còn giúp các ngân hàng làm sạch báo cáo tài chính và có thêm nguồn vốn hỗ trợ hoạt động
2,90% 3,20% 3,00% 2,00% 3,50% 2,20% 2,60% 3,40% 4,08% 3,61% 0,0% 0,5% 1,0% 1,5% 2,0% 2,5% 3,0% 3,5% 4,0% 4,5%
(từ khoản vay tái cấp vốn). Nhờ đó các ngân hàng có thêm dư địa để thúc đẩy hoạt động tín dụng. Tính đến cuối năm 2013, VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng và đã “đòi” được khoảng 200 tỷ đồng nợ xấu.
Biểu đồ 2.6 thể hiện tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP lớn trong giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế đến năm 2013. Cả Vietinbank và Vietcombank đều có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm khủng hoảng 2008 thế nhưng tỷ lệ này đã giảm thấp trong 5 năm tiếp sau đó. Cũng tương tự như với tỷ lệ nợ quá hạn, Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn tương đối nhiều so với Vietcombank và cũng là ngân hàng có rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1%, ngoại trừ năm 2012 là 1,46%. Trong khi đó, mặc dù biên độ dao động tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cũng khá thấp tuy nhiên ngân hàng này lại có tỷ lệ nợ xấu cao hơn, nằm trong khoảng 2% - 3%, và vẫn trong xu hướng tăng kể từ năm 2011.
Sự kiện xảy ra đối với ACB năm 2012 cũng đã phần nào khiến cho rủi ro tín dụng của ngân hàng này tăng cao từ 0,89% (năm 2011) lên đến 2,46% (năm 2012) và tiếp tục tăng đến 3,03% vào năm 2013. Qua đó cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tại ACB vẫn còn khá lớn. Tương tự, với thương vụ M&A của mình, SHB đã gánh thêm nợ xấu của Habubank khiến cho nợ xấu đang dưới mức 3% trong giai đoạn trước đó đã tăng mạnh lên đến 8,8% vào năm 2012, tỷ lệ này tuy đã giảm mạnh cịn 5,66% một năm sau đó nhưng rủi ro tại SHB vẫn còn khá cao.
Sacombank và MB là hai NHTMCP có rủi ro tín dụng ở mức thấp trong giai đoạn 2008 - 2013, mặc dù hai năm gần nhất thì tỷ lệ nợ xấu của hai ngân hàng này có tăng cao, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ln thấp hơn mức 3%. Trong khi đó, rủi ro tín dụng lại có xu hướng tăng đối với Techcombank và Đông Á, khi mà tỷ lệ nợ xấu trong 2012 – 2013 tăng cao so với giai đoạn trước đó, vượt qua mức 3%.
Nhìn chung, qua một số phân tích về tỷ lệ nợ xấu, ta thấy rằng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP đang có xu hướng tăng trong vài năm gần đây, nguyên nhân có thể xuất phát từ bản thân mỗi ngân hàng cũng như nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế bên ngoài, nhưng sự gia tăng rủi ro này sẽ làm tăng nguy cơ mất vốn, cũng
như gia tăng khả năng sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực cho toàn hệ thống cũng như cho nền kinh tế.
Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP 2008 - 2013.
Về chi phí dự phịng rủi ro tín dụng
Bên cạnh các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, thì chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng được xem là một trong các chỉ tiêu nhằm xem xét rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Biểu đồ 2.7 thể hiện con số tuyệt đối về chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trong 06 năm qua tại một số NHTMCP.
Chi phí dự phịng của hai NHTM NN đã cổ phần hóa tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng còn lại, điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ tổng giá trị dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của hai ngân hàng này là khá lớn so với nhóm các ngân hàng cịn lại, do đó số tiền trích lập dự phịng rủi ro cũng sẽ lớn. Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng Vietinbank đã trích lập dự phịng rủi ro tín dụng khá nhiều trong giai đoạn 2011 – 2013, đều trên con số 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Tương tự, trong 03 năm gần đây, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của Vietcombank cũng ở mức khá cao, trên 3.000 tỷ đồng/năm. 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10% Tỷ lệ nợ xấu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Một cách tổng qt, các NHTMCP ngồi quốc doanh cịn lại đều có chi phi dự phịng rủi ro tín dụng nằm trong xu hướng tăng trong những năm gần đây, đồng nghĩa với sự gia tăng của dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, thể hiện sự gia tăng trong rủi ro tín dụng tại các ngân hàng này. Đặc biệt, chi phí dự phịng của MB và Techcombank trong hai năm 2012 – 2013 tăng cao đột biến, cao hơn 3 – 4 lần so với năm 2011.
Một trong những lý do cho sự gia tăng mạnh của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trong vài năm trở lại đây chính là do các ngân hàng đã đẩy mạnh cơng tác trích lập dự phịng rủi ro nhằm thu hồi và xử lý nợ xấu. Theo nguyên tắc, những khoản nợ