Giá trị Prob (F-statistic) bằng 0,001163 < 0,05, do đó ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0 : Mơ hình là khơng phù hợp Tức là mơ hình hồi quy ta đang xem xét là phù hợp và có thể sử dụng được. Giá trị R-squared đạt 33,5%, có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình đã giải thích được 33,5% sự biến động của ROE. Cịn 66,5% còn lại sự biến động của ROE chưa được giải thích là do sai số và bởi các nhân tố khác chưa được đưa vào mơ hình. Tương tự như trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROA, giá trị R-squared trong kết quả hồi quy này tương đối thấp là do ở đây ta chỉ đang nghiên cứu và đánh giá mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng mà thơi, trong khi đó vẫn cịn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng mà chúng ta không xem xét đến.
Bảng kết quả hồi quy cho thấy rằng biến NPLR (tỷ lệ nợ xấu : Nợ xấu / Tổng dư nợ) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và biến LDR (Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động) là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%; trong khi đó, biến LLPR (Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng / Nợ q hạn) thì lại khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Với mức ý nghĩa 10%, khi tỷ lệ nợ xấu (NPLR) của các ngân hàng tăng (giảm) 1% thì ROE trung bình của 09 ngân hàng giảm (tăng) 1,310957% (β1= -1,310957). Điều đó cho ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến ROE của các ngân hàng.
+ Với mức ý nghĩa 5%, khi Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động (LDR) của các ngân hàng tăng (giảm) 1% thì ROE trung bình của 09 ngân hàng giảm (tăng) 0,145523% (β2= -0,145523). Một lần nữa, ta thấy rằng tỷ lệ Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động có tác động nghịch biến lên ROE của các NHTMCP.
Nhận xét: Như vậy, từ việc so sánh kết quả hồi quy của trong hai trường hợp trên, ta
thấy rằng rủi ro tín dụng thực sự có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động lên ROE mạnh hơn so với lên ROA của các ngân hàng.
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là NIM
Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với biến phụ thuộc là NIM như mơ hình :
NIMi,t = β0 + β1.NPLRi,t + β2.LDRi,t + β3.LLPRi,t + β4.SIZEi,t + β5.TDAi,t + εi,t (2.3)
Ta thu được kết quả như sau :
Nguồn : Tổng hợp từ kết quả hồi quy bằng phần mềm Eviews