Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTMCP 2008 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

 Về tỷ lệ nợ xấu

NHNN đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào tháng 04/2005, quy định phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng. Điều 6 của Quyết định này (phương pháp định lượng), nhất quán với các nguyên tắc của Basel I, đã hướng dẫn các ngân hàng phân loại các khoản nợ thành năm nhóm, từ Thơng thường đến Có khả năng mất vốn,

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% Tỷ lệ Nợ quá hạn 2008 2009 2010 2011 2012 2013

dựa trên các chỉ tiêu đánh giá định lượng như số ngày q hạn hoặc có hay khơng việc gia hạn nợ. Theo Điều 7 (phương pháp định tính), phù hợp với hiệp ước Basel II, rủi ro tín dụng cần được đánh giá dựa trên tình hình tài chính của từng khách hàng.

Việc phân loại nợ theo Điều 7 dường như chặt chẽ hơn Điều 6, tuy nhiên việc áp dụng Điều 7 vẫn chưa là bắt buộc đối với các ngân hàng. Bởi vậy, chỉ có một vài ngân hàng tuân theo Điều 7 này, bao gồm MB, BIDV, và VCB. Tuy nhiên, mặc dù tuân theo phương pháp chặt chẽ hơn, những ngân hàng này vẫn có cách để che giấu mức độ nợ xấu thực sự. Khi nhìn vào phần phân loại nợ của các ngân hàng này, họ đã phân loại đa số các khoản cho vay có rủi ro cao vào nhóm nợ cần chú ý (nhóm 2, một nhóm ngay trước nhóm nợ xấu), và những loại nợ này nhiều gấp ba đến năm lần mức nợ xấu được báo cáo. Những con số này thật đáng nghi ngờ khi so sánh với những ngân hàng khác. Một phần lớn các khoản vay cần chú ý là dành cho các doanh nghiệp nhà nước, con số này ở nhóm NHTMNN (đặc biệt ở trường hợp của BIDV, CTG, và VCB) cao hơn so với nhóm NHTMCP. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), một phần lớn các khoản cho vay cần chú ý thực chất là nợ xấu. Nếu phân loại lại các khoản cho vay cần chú ý này thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ còn cao hơn rất nhiều.

NHNN đã chính thức cơng bố tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng ở mức 3,61% vào cuối tháng 12/2013, vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên kể từ năm 2009, nhưng có phần hạ bớt so với tháng 12/2012. Vấn đề là con số báo cáo chính thống này được cho rằng thấp hơn thực tế rất nhiều. NHNN cũng công nhận rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thực sự lớn gấp hai con số được báo cáo. Tệ hơn, NHNN công bố nếu như NHNN đã không cho phép cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN), và nếu như các ngân hàng khơng sử dụng phần trích lập dự phịng của năm 2012 để xử lý các khoản nợ xấu trong chín tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu của tồn hệ thống sẽ lên tới mức 12,7%. Theo báo cáo của NHNN trình lên Quốc hội vào tháng 04/2013, 284,4 nghìn tỷ VND nợ quá hạn đã được tái cấu trúc và được giữ nguyên ở nhóm nợ ban đầu theo Quyết định 780/QĐ-NHNN. Nhờ có việc tái cấu trúc này, mức nợ xấu

chính thức tính đến tháng tư là 4,67%, tương đương 137,1 nghìn tỷ VND. Nếu khơng, con số này sẽ lần lượt giữ ở mức 11,5% và 362,8 nghìn tỷ VND.

Tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, Fitch Ratings, nói rằng mức độ thực sự của nợ xấu còn cao hơn rất nhiều, lên đến 15 đến 20%, và con số được báo cáo không phản ánh được tình trạng khó khăn của Việt Nam cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Trước khi Thơng tư 02 có hiệu lực, chúng ta sẽ không biết được mức độ “thật sự” của nợ xấu là bao nhiêu. Tuy nhiên hy vọng rằng, khi đó nợ xấu sẽ được phản ánh chính xác hơn và theo đúng những chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Nguồn: NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)