Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV TM ông vua số đối với hoạt động nhận khẩu và phân phối máy tính bảng tại việt nam giai đoạn đến năm 2020 (Trang 43 - 46)

(Nguồn: Porter, 2008)

Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần:

1. Hoạt động chính: Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp

nhau. Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

o Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu đầu vào

o Chế tạo (Operations): Tạo ra sản phẩm.

o Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Vận chuyển thành phẩm, lưu giữ trong các kho bãi.

o Dịch vụ (Service): Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng.

2. Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động

chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

o Mua hàng (Procurement): Mua máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào

o Phát triển công nghệ (Technology development): Cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất

o Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): Tuyển dụng, đào tạo, phát triển, và đãi ngộ

o Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): Quản lý, tài chính, kế tốn, pháp lý...

3. Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

Trong mơ hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa và các giá trị này được tạo ra thơng qua các hoạt động được thể hiện trên mơ hình về chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên.

2.3.2 Phân tích mơ hình 3 nhân tố thành cơng

Theo Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2002) đã đưa ra mơ hình để nhận dạng lợi thế cạnh tranh bằng cách đánh giá công ty thông qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh về: vị thế thị trường, các phối thức thị trường, và các nguồn lực. Từ đó nhận ra được các thành tố cơ bản cho các chiến lược tương lai nằm ở đâu, có những điểm yếu gì, và những điểm yếu nào cần củng cố hoặc khắc phục.

Phương pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu gồm năm bước:

Bước 1: Cần xác định các lĩnh vực hoạt động của công ty theo danh mục các điểm mạnh và điểm yếu. Trả lời cho câu hỏi quan trọng này tùy thuộc vào phạm vi

Đối với một cơng ty đa dạng hóa hoạt động, cần thực hiện phân tích điểm mạnh và điểm yếu cho từng lĩnh vực.

Bước 2: Khó khăn lớn nhất trong phân tích điểm mạnh điểm yếu là xác định các tiêu chí để đánh giá. Các tiêu chí này phải phù hợp về phương diện chiến lược cho cả tình hình hiện tại lẫn tương lai. Các yếu tố thành công đáp ứng được điều kiện phù hợp chiến lược này. Do đó, danh sách các tiêu chí đánh giá dựa trên các yếu tố thành công của ngành.

Bước 3: phải xác định các đối thủ cạnh tranh cần xem xét trong phân tích. Nên chọn những đối thủ cạnh tranh trực tiếp mạnh nhất để phân tích.

Bước 4: là thu thập dữ liệu từ các báo cáo doanh thu hay tham vấn các chuyên gia trong ngành hoặc thực hiện nghiên cứu khách hàng. Trong thực tế, bước này thường bị bỏ qua vì nhà nghiên cứu cho rằng sự hiểu biết của họ về công ty và đối thủ cạnh tranh đã đủ sẵn sàng để có thể đánh giá trực tiếp các điểm mạnh và điểm yếu. Nhưng kinh nghiệm cho thấy sự hiểu biết của cá nhân hoặc một nhóm người, khơng chỉ về đối thủ cạnh tranh mà ngay cả về chính cơng ty của họ, thường có những lỗ hổng quan trọng và thường bị bóp méo bởi những định kiến vốn có.

Bước 5: Các danh mục về điểm mạnh và điểm yếu của công ty và các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất được thiết lập và so sánh. Hình 2.7 trình bày một biểu mẫu có thể được dùng để phân tích điểm mạnh điểm yếu. Trên trục tung là những tiêu chí được sắp xếp theo ba loại tiềm lực thành cơng. Trên trục hồnh là một thang đo 9 điểm, dùng đo các điểm mạnh và điểm yếu của công ty và đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV TM ông vua số đối với hoạt động nhận khẩu và phân phối máy tính bảng tại việt nam giai đoạn đến năm 2020 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)