2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển dịch vụ NHBL của BIDV
Ảnh hưởng mơi trường bên ngồi
- Mơi trường kinh tế xã hội: kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, trong đó việc điều hành các chính sách kinh tế cũng như mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cịn chưa cụ thể và chính xác, do đó ảnh hưởng khơng ít tới các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là nhóm các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những khó khăn chung trong nền kinh tế. Thêm vào đó là sự bảo hộ cịn q lớn của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước; do đó thơng thường, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp lớn.
Năm 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, khó khăn cịn nặng nề, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản.
Mức thu nhập, trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: nét đặc thù của dịch vụ NHBL là nhắm tới đối tượng KHCN và hộ kinh doanh. Việt Nam quả thực là một thị trường vô cùng hấp dẫn không chỉ đối với các ngân hàng trong nước mà cả những ngân hàng nước ngồi. Tuy nhiên trình độ dân trí cịn chưa đồng đều, thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu bám rễ khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó thâm nhập vào đời sống người dân.
- Mơi trường pháp lý
Trong những năm qua, chính phủ và NHNN đã thông qua nhiều bộ luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng, đồng thời sửa đổi các văn bản pháp lý này ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thay đổi cơ chế kinh tế mới. Tuy nhiên, hiện nay các Ngân hàng vẫn phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa đồng bộ, các quy định còn chồng chéo nhau và chưa phù hợp với môi trường kinh doanh thực tế.
Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ cơng với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ NHBL địi hỏi phải áp dụng cơng nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.
Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chậm đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại. Để ra được một sản phẩm mới, các ngân hàng phải trải qua rất nhiều bước, nhiều khâu xin phép và trình duyệt … Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Đặc biệt các cơ quan chức năng cần là người đi đầu trong việc sử dụng dịch vụ bán lẻ như
sản phẩm thẻ, trả lương qua tài khoản, cho vay tiêu dùng … nhằm khuyến khích cho việc phát triển NHBL.
Ảnh hưởng môi trường bên trong
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại về hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV trong thời gian vừa qua như sau:
- Chưa có 1 chiến lược marketing cụ thể, quảng bá sản phẩm NHBL một cách chun nghiệp. Cơng tác marketing vẫn cịn yếu kém, thiếu chuyên nghiệp, chưa có cách thức quảng bá phù hợp, hiệu quả khơng cao. Hình ảnh ngân hàng hoạt động bán lẻ vẫn chưa thật sự rõ nét đối với khách hàng cá nhân.
- Chưa xây dựng được một chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đồng bộ, thiếu một kế hoạch hành động cụ thể và rõ ràng. Chiến lược đưa ra có nhiều điểm tương đồng với các NHTM khác, chưa có được định hướng riêng biệt và rõ ràng trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của mình.
- Trình độ cơng nghệ chưa phát triển cao, vẫn chưa thực sự chú trọng tới việc hoàn thiện các ứng dụng cơng nghệ, hệ thống vẫn cịn tồn tại các lỗi kỹ thuật quan trọng chưa được xử lý. Khoảng cách cịn khá xa so với trình độ cơng nghệ của các NH nước ngoài ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nghiệp vụ chuyên môn và nhận thức của cán bộ ngân hàng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ còn yếu. Nhân viên chưa được đào tạo chun sâu cho từng vị trí cơng việc trong hoạt động NHBL, vẫn chưa tận dụng được hết thế mạnh trong công tác bán chéo sản phẩm khi tiếp cận với khách hàng. Số lượng nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu hiện có tại các chi nhánh là không nhiều, không chuyên sâu nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng.
- Cơ chế động lực, khen thưởng chưa rõ ràng, chưa mang tính khuyến khích thực sự đối với cán bộ bán lẻ để tạo đột phá. Đã có hệ thống Bản mơ tả cơng việc gắn với từng cấp lương nhưng chưa có phương pháp xác định số lượng người lao động phù hợp ở từng cấp lương nên việc xếp lương đối với chuyên viên vẫn phải căn cứ vào tỷ lệ quy định để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống nên chưa
khuyến khích và chưa thực sự phù hợp đối với các bộ phận có các vị trí cơng việc tương tự nhau (quản lý theo địa bàn,…) và một số cán bộ ở vị trí giáp ranh giữa các cấp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013, chương 2 đã nêu rõ thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại cũng như nêu rõ các nguyên nhân của thực trạng. Bên cạnh đó, chương 2 cịn đánh giá được tiềm năng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nêu lên vị thế của BIDV so với các NHTM khác. Đó là cơ sở để chương 3 đưa ra những giải pháp giúp phát triển hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM