Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố nội tại tác động đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực TPHCM (Trang 60 - 61)

2.1.2Các Chinhánh NHNo&PTNT trên địabàn TP .HCM

2.3 Khảo sát các nhân tố nội tại ảnh hưởngđến nợ xấu của các Chinhánh Ngân

2.3.2.2 Nghiên cứu định lượng

Mẫu quan sát trong nghiên cứu này được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất). Đối tượng khảo sát là các nhân viên tín dụng, Phó/Trưởng Phịng tín dụng, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng của các Chi nhánh Agribank.

Thông tin được thu thập bằng phiếu khảo sát trực tiếp.

Phương pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.

 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Theo Hair và các cộng sự (1998), kích thước mẫu phải từ 100 đến 150 quan sát. Trong khi đó, Bollen (1989) cho rằng tổng số quan sát tối thiểu bằng 5 quan sát cho một tham số cần ước lượng. Trong nghiên cứu này, có

28 biến đo lường vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 28x5=140. Tuy nhiên, vì muốn nghiên cứu có độ chính xác cao, tác giả đã tăng kích thước mẫu lên 171.

Nội dung bảng khảo sát gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về ứng viên tham gia khảo sát.

Phần 2: Câu hỏi liên quan đến các nhân tố nội tại tác động đến nợ xấu.

Khảo sát được thực hiện từ ngày 15/06/2014 đến 15/07/2014. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20.

 Xây dựng thang đo

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, thang đo Likert được sử dụng sử dụng với năm mức độ cho các biến quan sát. Câu hỏi sử dụng trong bảng khảo sát là câu hỏi dạng đóng với những lựa chọn trả lời như hồn tồn khơng đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý.

Giải thích việc lựa chọn thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu:

Theo lý thuyết được tổng hợp trong Chương 1: nợ xấu chịu tác động của các nhóm nhân tố: nhóm nhân tố bên ngồi và nhóm nhân tố tố nội tại bên trong.

Qua phân tích thực trạng nợ xấu của Agribank – Khu vực TP. HCM trong Chương 2, tác giả nhận thấy có nhiều nhân tố tác động đến nợ xấu. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài theo hướng hẹp, chỉ tập trung nghiên cứu những nhân tố nội tại tác động đến nợ xấu nên tác giả chỉ đưa nhóm nhân tố nội tại của Agribank vào thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố nội tại tác động đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực TPHCM (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)