Các nghiên cứu thực nghiệm ửng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013 (Trang 27 - 28)

2.2. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm

2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ửng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều

thấy tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến cả cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai.

Theo một nghiên cứu khác về thâm hụt kép của Sofia Kalou, Suzanna – Maria Paleologou (2011) sử dụng dữ liệu từ năm 1960 – 2007. Tác giả tiến hành kiểm định đồng liên kết Johansen (1995), mơ hình VECM và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Hy Lạp.

Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Peru của César R.Sobrino (2012), tác giả sử dụng dữ liệu từ quý III/1990 – q I/2012 và sử dụng mơ hình VECM, kiểm định nhân quả Granger, kiểm định sự phân rã phương sai và hàm phản ứng xung để kiểm định mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này. Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ ngược chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách, trong đó phản ứng chi tiêu ngân sách đối với cú sốc tài khoản vãng lai là lớn hơn so với phản ứng của doanh thu ngân sách với những cú sốc tương tự.

2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ửng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều chiều

Darrat (1988) tiến hành kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách tại Mỹ giai đoạn từ tháng 1/1960 - tháng 4/1984. Tác giả sử dụng kiểm định nhân quả Granger kết hợp với dự đoán sai số Akaike cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai biến này

Theo M. Faizul Islam (1998) ở Brazil giai đoạn 1973-1991, dữ liệu thu thập theo từng quý. Bằng việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger, tác giả tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ hai chiều của thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Brahim Mansouri (1998) tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Marốc. Bằng việc sử dụng kiểm định đồng

liên kết Engle –Granger và mơ hình ECM, tác giả cho thấy mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này tồn tại cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Một nghiên cứu được tiến hành tại 4 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philipin và Thái Lan) của Baharumshah, Lau và Khalid (2006), tác giả sử dụng mơ hình VARs và kỹ thuật phân rã phương sai để phân tích mối quan hệ của 4 biến: tỷ giá hối đoái, lãi suất ngắn hạn, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa bốn biến này. Đồng thời có mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Malaysia và Philipin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)