Thâm hụt ngân sách giai đoạn 2002 – 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013 (Trang 46 - 48)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tóm lại, trong giai đoạn 2002 – 2006, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục có mối quan hệ ngược chiều nhau. Mặc dù, thâm hụt tài

-5.00% -4.90% -4.80% -4.70% -4.60% 2002 2003 2004 2005 2006 Thâm hụt ngân sách/GDP Thâm hụt ngân sách/GDP

khoản vãng lai được cải thiện đáng kể thì thâm hụt ngân sách lại tiếp tục gia tăng liên tục.

4.3. Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, kết quả của quá trình hội nhập toàn cầu làm gia tăng mức Thâm hụt Tài khoản vãng lai do hoạt động trao đổi ngoại thương, từ - 0,27% năm 2006 lên tới -9.78% năm 2007. Bên cạnh đó, Thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam đã tới mức đáng báo động chiếm gần 5% GDP và có dấu hiệu khơng ngừng gia tăng.

Sang năm 2008, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể từ công cuộc mở cửa đối với thương mại quốc tế như: thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư tăng, và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam trở nên quá nóng, luồng vốn vào tăng cao và thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng, chủ yếu là do thâm hụt thương mại tăng lên. Thâm hụt Tài khoản vãng lai năm 2008 đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn từ 1996 – 2013 là -12.05% / GDP.

Trong 2009, thâm hụt thương mại giảm xuống còn -7.09% nhưng vẫn ở mức cao. Nguyên nhân của sự suy giảm thâm hụt thương mại là do giá nhập khẩu đã giảm nhiều so với năm 2008. Bước sang năm 2010, hoạt động trao đổi hàng hóa ngoại thương tăng lên khiến tài khoản vãng lai diễn biến theo chiều hướng tích cực, thâm hụt Tài khoản vãng lai cũng bắt đầu giảm trong giai đoạn hậu khủng hoảng nhưng vẫn cịn khá cao. Trước khủng hoảng chỉ có -0.27% vào năm 2006, con số tăng vọt lên -9.78% trong năm 2007, và đạt mức kỷ lục là -12.05% trong năm 2008, và đảo ngược ngay sau khi khủng hoảng kinh tế tồn cầu bắt đầu, cịn -7.09% trong năm 2009 và khoảng -4.13% trong năm 2010.

Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai từ năm 2007 – 2010 là do: Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô và các trang thiết bị đầu vào để phục vụ sản xuất xuất khẩu. Lý do thứ hai, thâm hụt thương mại xuất phát từ việc Ciệt Nam nhanh chóng dỡ bỏ các hàng rào bảo vệ kể từ khi hội nhập ASEAN, tham gia khu vự mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc và trở thành thành viên của WTO vào năm 2007.

Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi do dó nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác tăng cao. Xuất khẩu Việt Nam dần phục hồi mạnh mẽ đặc biệt ở các ngành chủ lực như lúa gạo, dệt may, giày da …Vì thế, kim ngạch xuất khẩu của nước ta khơng ngừng gia tăng và vượt xa kim ngạch xuất khẩu. Nhờ vậy, kể từ năm 1996 đến nay lần đầu tiên tài khoản vãng lai Việt Nam thặng dư đạt 0.18% năm 2011, 5.83% năm 2012 và 5.39% năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013 (Trang 46 - 48)