Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết thâm hụt ngân sách và thâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013 (Trang 28 - 31)

2.2. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm

2.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết thâm hụt ngân sách và thâm

và thâm hụt tài vãng lai khơng có mối quan hệ trực tiếp với nhau

Trái với các giả thuyết trên, giả thuyết cân bằng Ricardo cho rằng không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai. Những thay đổi trong chính sách tài khóa như: thay đổi về thuế, chi tiêu của chính phủ sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất thực, tỷ giá hối đối do đó sẽ khơng tác động đến tài khoản vãng lai. Sau đây là những nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết cân bằng Ricardo:

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong quá khứ chứng minh rằng không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai như: Miller and Russek (1989), Enders and Lee (1990), Evans and Hasan (1994) và Kaufmann et al (2002).

Kouassi và các tác giả (2002) đã thực hiện một nghiên cứu với quy mô lớn gồm 20 quốc gia tại các nước phát triển và đang phát triển. Trong đó các nước phát triển gồm: Úc, Áo, Canada, Pháp, Ý, Hà Lan, Newzealand, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Tác giả thực hiện kiểm định phi nhân quả Ganger dựa trên mơ hình VAR mở rộng được phát triển bởi Toda – Yamamoto (1995) dựa trên hai biến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các nước đang phát triển khơng có bằng chứng về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm

hụt tài khoản tài khoản vãng lai ngoại trừ mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai tại Israel, mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Hàn Quốc, mối quan hệ hai chiều ở Thái Lan. Đối với các nước phát triển chỉ tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Ý, các nước phát triển cịn lại khơng tìm thấy bất cứ mối quan hệ nào của hai loại thâm hụt này.

Douglag McMillin (1986) tiến hành nghiên cứu ở Mỹ giai đoạn 1957-1984 về tác động của thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang đến lãi suất ngắn hạn (lãi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng). Tác giả dùng kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ nhân quả này. Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét tác động của các biến kinh tế vĩ mô khác (sản lượng thực, lãi suất, tăng trưởng cung tiền, biến động lãi suất và cú sốc từ phía cung) đến lãi suất ngắn hạn. Kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất điều này ủng hộ cho giả thuyết cân bẵng Ricardo.

Cúng trong một nghiên cứu tương tự của Paul Evans (1987) được thực hiện tại Đức, Pháp, Nhật, Anh, Mỹ, Canada. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có bất kỳ mối quan hệ nào giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất danh nghĩa ở cả 6 nước. Từ đó, ơng khẳng định thâm hụt ngân sách khơng tác động đến tài khoản vãng lai. Bởi vì, khi mà thâm hụt ngân sách khơng gây sức ép lên lãi suất do các hộ gia đình nghĩ rằng chính phủ sẽ tăng thuế trong tương lai để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nên họ sẽ tăng tiết kiệm, dẫn đến tiết kiệm tư nhân tăng và làm tiết kiệm quốc gia không đổi.

Vào năm 2004, Garcia và Ramajo tiến hành nghiên cứu ở Tây Ban Nha về thâm hụt kép. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS) dựa trên mơ hình đa biến với dữ liệu nghiên cứu từ 1964-2000. Các biến độc lập được dùng trong mơ hình là thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, cung tiền thực và lạm phát kỳ vọng. Biến phụ thuộc dùng trong mơ hình là lãi suất danh nghĩa dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách không hề tác động đến lãi suất dài hạn (vì hệ số của thâm hụt ngân sách khơng có ý nghĩa thống kê nên

biến thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất dài hạn). Từ kết quả này, tác giả lập luận rằng vì biến thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn nên nó sẽ làm suy giảm mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt ngân sách đến tài khoản vãng lai.

Trong một nghiên cứu khác của Papadogonas và Stournanas (2006) được thực hiện ở 15 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu (EU). Kết quả nghiên cứu cho thấy biến cán cân ngân sách ảnh hưởng rất nhỏ đến biến tài khoản vãng lai bởi vì những thay đổi ở biến cán cân ngân sách sẽ dẫn đến những thay đổi ngược lại giữa chênh lệch tiết kiệm và đầu tư (vì tiết kiệm quốc gia vẫn khơng thay đổi nên không ảnh hưởng đến lãi suất nội địa) vì thế sẽ khơng ảnh hưởng đến cán cân tài khoãn vãng lai. Cũng trong nghiên cứu này, khi tác giả tiến hành khảo sát ở Hy Lạp theo mơ hình được đề xuất bởi Blanchard và Giavazzi (2002) để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh biến cán cân ngân sách thì các biến hội nhập kinh tế tài chính như: chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, chênh lệch tốc độ tăng trưởng giữa Hy Lạp và các nước OCED cũng đóng vai trị quan trọng. Từ đó, tác giả rút ra kết luận, khơng có mối quan hệ rõ ràng giữa biến cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai vì biến cán cân ngân sách khơng đủ mạnh để ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)