CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Kiểm định nội sinh của các biến hồi quy
Khi các biến độc lập thực sự ngoại sinh, cách tiếp cận OLS và Fixed-Efects có thể đạt được ước lượng hiệu quả hơn GMM. Do đó, rất quan trọng để kiểm định vấn đề nội sinh của mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị và hiệu quả tài chính. Vì vậy người viết tiến hành kiểm định Durbin-Wu-Hausman (DWH) về nội sinh của tất cả các biến hồi quy trong một nhóm. Thử nghiệm này dựa theo giả thuyết rằng, các biến hồi quy nội sinh có thể được coi là ngoại sinh (Baum và cộng sự, 2007).Theo như Schultz và cộng sự (2010), bài nghiên cứu thực hiện các kiểm định dựa trên phương trình mức độ của các biến hiệu quả tài chính và biến cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Kiểm định này tuân theo phân phối Chi bình phương với bậc tự do = 8, đó là số lượng các biến giải thích để kiểm định nội sinh. Các biến cơng cụ chính là sai phân của các biến độc lập có độ trễ 1 năm, bao gồm Δlnqit-1; Δfemaleit-1; Δnonexe it-1; Δdualit-1; Δlnbsizeit-1; Δblockit-1; Δfsizeit-1; Δlevit-1; biến giả năm, biến giả ngành và lnfage cũng được đưa vào trong kiểm định và được xem là các biến ngoại sinh. Kết quả của kiểm định DWH chỉ ra rằng, không chấp nhận giả thuyết ở tất cả các mức độ (Chi bình phương (8) = 72.31, p =0.00), đưa đến kết luận rằng, vấn đề nội sinh trong mối quan hệ hiệu quả tài chính và quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng. Do đó, dẫn đến lập luận rằng, phương pháp ước lượng OLS và Fixed Effects không thể cung cấp một ước lượng với tham số ước lượng phù hợp và khơng bị chệch. Vì vậy, sử dụng ước lượng GMM trong nghiên cứu này là cần thiết
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định DWH về tính nội sinh
Nguồn: tính tốn của tác giả từ dữ liệu