Nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 81 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Giải pháp nâng cao hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ

3.2.2 Nâng cao chất lƣợng tín dụng

Hệ số cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng cũng là một nhân tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hệ số này càng cao thì CAR càng thấp. Nhƣ vậy để đảm bảo hệ số an tồn vốn thì các NHTMCP cần thực hiện cho vay có chọn lọc, hạn chế cho vay những khoản vay có mức độ rủi ro cao, cần cơ cấu lại cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng…quan tâm đến chất lƣợng khoản vay không chạy theo doanh số cho vay. Đề xuất các giải pháp liên quan đến việc nâng cao chất lƣợng cho vay của các NHTMCP nhƣ sau:

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu

Các NHTMCP cần phải phân loại các nhóm nợ khách quan, trung thực, thực hiện phân loại nợ theo đúng các quy định của NHNN ban hành, từ đó trích lập dự phịng đầy đủ các khoản nợ xấu để bù đắp tổn thất do việc không thu hồi đƣợc nợ.

+ Tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản...

+ Cần tăng cƣờng trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Việc bổ sung vốn dự phịng sẽ tạo điều kiện an tồn cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, cần tăng cƣờng minh bạch hố tình trạng nợ xấu, tránh tình trạng đánh giá khơng đúng giá trị thực của các khoản nợ xấu, tiến triển của quá trình xử lý nợ xấu tạo tâm lý ổn định cho nhà đầu tƣ.

+ Các NHTMCP nên thực hiện bán nợ cho các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản do Chính phủ thành lập nhƣ công ty Quản lý tài sản (VAMC). VAMC đƣợc thành lập và chính thức mua nợ xấu từ 1/10/2013, đây là cơng cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ

+ Các NHTMCP nên hoàn chỉnh xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với tất cả các khách hàng tổ chức lẫn cá nhân. Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc xếp hạng tín dụng trong hệ thống NHTMCP, nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vơ tình hay cố ý có thể xẩy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu khơng kiểm tra ngƣời thực hiện xếp hạng thì có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh khơng đúng tình hình thực tế khách hàng từ đó dẫn đến những rủi ro phát sinh trong q trình quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng.

+ Áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ có khả năng cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Các ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ

cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng tín dụng giúp nhận biết sớm đƣợc các khoản tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro, từ đó có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp để có thể hạn chế nợ xấu. Đối với những khoản nợ vay đã phát sinh nợ xấu cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án, trung tâm đấu giá tài sản và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác … để đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo, thu hồi vốn.

+ Nâng cao vai trị của Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Để các NHTMCP Việt Nam có thêm cơ sở để ra quyết định tín dụng, bên cạnh kết quả phân tích tín dụng và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ, rất cần có thêm thơng tin và kết quả xếp hạng tín nhiệm của CIC và các cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập. Mặc dù những địi hỏi về thơng tin của các NHTM vẫn chƣa đƣợc đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời tuy nhiên CIC đang ngày càng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị quan trọng trong cung cấp thơng tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an tồn, hiệu quả.

- Nâng cao cơng tác tín dụng

+ Thẩm định tín dụng chặt chẽ. Trƣớc khi cho vay cần thẩm định các điều kiện nhƣ tính pháp lý, khả năng tài chính và tính khả thi của phƣơng án, dự án vay vốn từ đó lựa chọn ra những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, căn cứ vào cơ sở xếp loại khách hàng, mức dƣ nợ cũng nhƣ ngành nghề ƣu tiên đầu tƣ, ngân hàng xem xét và đƣa ra chính sách lãi suất phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng theo nguyên tắc khách hàng vay có độ rủi ro thấp, có số dƣ nợ lớn hay thuộc ngành nghề ƣu tiên đầu tƣ thì áp dụng lãi suất cho vay thấp, nới lỏng một số điều kiện cho vay và ngƣợc lại.

+ Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng. Bản thân hoạt động tín dụng ln chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, các ngân hàng khi xem xét cho vay đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay… Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp cho ngân

hàng tránh đƣợc rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)