(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 339.699 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009. Cũng trong năm 2010, Vietinbank đã phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 2 năm trị giá 5.350 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn. Điều này cũng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của năm 2010 tăng mạnh. Năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhiều chính sách được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hạ lãi suất như Thông tư 14/2011/TT-NHNN, Thông tư 13/2011/TT-NHNN, quyết định 1209/QĐ-NHNN. Các quy định trên cùng với khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của Vietinbank. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định với số dư cuối năm là 420.212 tỷ đồng, tăng 24% so với 2010. Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà Vietinbank phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp, cuối năm 2012, số dư huy động vốn đạt 460 nghìn tỷ, tăng 9,3% so với năm 2011. Thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, Vietinbank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định vào năm 2013. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511.670 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 11,2% so với năm 2012.
Hoạt động tín dụng
Với tiền thân là một ngân hàng nhà nước, Vietinbank được phần lớn khách hàng tin tưởng lựa chọn là ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình. Bên cạnh đó, với việc theo sát chính sách lãi suất của chính phủ và ngân hàng nhà nước, Vietinbank cũng là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng khi có nhu cầu giao dịch tín dụng. Hình 2.2 thể hiện dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013.