Các ngân hàngTMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 65)

(ĐVT: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2013)

Một ngân hàng có vốn điều lệ càng cao thì khả năng thanh khoản càng được đảm bảo và Vietinbank đã quán triệt được tư tưởng này. Sau khi xuất sắc vượt lên dẫn đầu về số vốn điều lệ, các chỉ tiêu khác về tính thanh khoản của Vietinbank đã cải thiện khả quan hơn như trong phân tích ở phần trên. Cũng chính nhờ có vốn điều lệ tương đối lớn mà ngân hàng Vietinbank được đánh giá là ngân hàng gặp ít rủi ro thanh khoản hơn các ngân hàng khác.

2.2.2.2. So sánh hệ số an toàn vốn CAR

Để có thể đánh giá được ngân hàng nào phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn, chúng ta xét một chỉ tiêu tương đối quan trọng vể vấn đề thanh khoản giữa các ngân hàng đó là chỉ tiêu hệ số an tồn vốn Car. Nếu chỉ tiêu này ở Vietinbank cao hơn các ngân hàng khác, chứng tỏ Vietinbank là ngân hàng ít phải đối mặt với rủi ro thanh khoản hơn các ngân hàng khác và ngược lại. Số liệu được học viên tổng hợp trong bảng 2.15.

Bảng 2.15. Bảng hệ số an toàn vốn CAR của một số ngân hàng (ĐVT: %) STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 1 Vietinbank 8,06 8,02 10,57 10,33 13,17 2 BIDV 7,55 9,32 11,7 9,65 10,23 3 Vietcombank 8,11 9,0 11,14 14,63 13,13 4 ACB 9,97 10,4 9,25 11,2 14,66 5 Eximbank 26,87 17,79 12,94 16,38 14,47 6 Sacombank 11,41 9,97 11,66 9,53 10,22 7 MBBank 12 12,9 9,59 11,15 11 8 Techcombank 9,6 13,11 11,43 12,6 14,3

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng 2009 - 2013)

So với các ngân hàng khác, Vietinbank có chỉ số an tồn vốn tối thiều ở mức trung bình và có phần thấp hơn so với một số ngân hàng khác trong nước. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn duy trì được hệ số này cao hơn ngưỡng quy định là 8% trước năm 2011 và 9% từ năm 2011 trở đi và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ, khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản là tương đối thấp mặc dù nền kinh tế có khó khăn và hàng loạt các món nợ xấu lần lượt xuất hiện trong năm 2012. Nếu so với một số ngân hàng có tỷ lệ an tồn vốn cao hơn Vietinbank, điển hình là ngân hàng ACB, ta thấy, tỷ lệ an tồn vốn của ACB khơng ổn định, có thời điểm cao, có thời điểm thấp và đã xảy ra một số sự kiện về rủi ro thanh khoản thì Vietinbank vẫn chưa xảy ra vấn đề này. Điều này cho thấy, sức đề kháng của Vietinbank đối với rủi ro thanh khoản là tương đối cao.

2.2.2.3. So sánh khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh cũng là chỉ tiêu quan trọng được đưa ra xem xét khi đề cập tới vấn đề thanh khoản. Một ngân hàng luôn đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu rút tiền của khách hàng sẽ tạo tâm lý tốt cho khách hàng về uy tín của ngân hàng, giúp nâng cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 2.16. Khả năng thanh toán nhanh tại một số ngân hàng (ĐVT: %) STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 1 Vietinbank 96 95 94 88 91 2 BIDV … 98 97 98 96 3 Vietcombank 93 96 104 94 96 4 ACB 100 93 108 98 81 5 Eximbank 126 109 117 115 99 6 Sacombank 127 121 110 101 90 7 MBBank 98 93 92 83 77

(Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng2009 - 2013 và tính tốn của học viên)

Như vậy, so với mặt bằng chung của các ngân hàng trong nước, Vietinbank có khả năng thanh tốn nằm ở mức trung bình tuy nhiên với số liệu như trên, rủi ro thanh khoản của Vietinbank đang được đánh giá ở mức thấp và Vietinbank vẫn duy trì được khả năng thanh khoản của mình.

Qua phân tích và các so sánh số liệu về vấn đề thanh khoản, ta thấy mặc dù trải qua thời điểm khó khăn sau khủng hoảng cũng như giai đoạn nóng của lĩnh vực ngân hàng, khi mà hàng loạt nợ xấu ở các ngân hàng lần lượt lộ ra, Vietinbank vẫn giữ vững khả năng thanh tốn của mình qua các thời kỳ. Cùng với vốn điều lệ ngày càng được củng cố tăng cao và các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả hơn, Vietinbank đã kiểm soát rất tốt vấn đề rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Công thương Việt Nam

2.3.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank

Vietinbank thiết lập một khung quản trị rủi ro thanh khoản vững chắc và hiệu quả trên cơ sở xây dựng chính sách duy trì mức đệm thanh khoản phù hợp với hoạt động của ngân hàng nhằm luôn đảm bảo thanh khoản ngay cả trong tình huống thanh khoản căng thẳng. Vietinbank luôn xác định rõ khẩu vị rủi ro thanh khoản phù hợp với chiến lược kinh doanh và vị thế của ngân hàng trong hệ thống tài chính, xây

dựng hệ thống các chiến lược, chính sách, quy chế và quy trình quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với khẩu vị rủi ro và chiến lược kinh doanh. Mọi thơng tin về tình hình thanh khoản của ngân hàng được giám sát thường xuyên và định kỳ báo cáo HĐQT, HĐQT có trách nhiệm ra sốt và thơng qua chiến lược, chính sách và quy chế, quy trình liên quan tới quản trị rủi ro thanh khoản ít nhất định kỳ hàng năm vào đảm bảo quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả. Bên cạnh đó, Vietinbank cịn tính tới chi phí thanh khoản, lợi ích và rủi ro trong định giá nội bộ, trong đo lường hiệu quả hoạt động và quy trình phê duyệt sản phẩm mới đối với tất cả các khoản mục nội bảng và ngoại bảng. Từ những nguyên tắc trên, Vietinbank cũng có những văn bản riêng cho việc quản trị rủi ro thanh khoản của mình. Đặc biệt là Quyết định số 376/2013/QĐ-HĐQT/NHCT51 quy định chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của Vietinbank. Quyết định này quy định các nguyên tắc, chính sách để quản trị rủi ro thanh khoản thông qua quá trình nhận diện, đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro để đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh và kiểm sốt/ phịng ngừa rủi ro thanh khoản. Đảm bảo Vietinbank có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đảm bảo hồn thành các nghĩa vụ thanh tốn với chi phí hợp lý.

2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thương Việt Nam

Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản của Vietinbank được thể hiện trong Phụ lục 3.

Vietinbank quản trị rủi ro thanh khoản trên góc độ xem xét tổng thể mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng. Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh nếu các loại rủi ro khác không được quản lý hoặc quản lý không tốt. ngân hàng cũng cần xác định những sự việc trước đây của thị trường có thể có ảnh hưởng tới nhận định cơng chúng và các bên liên quan về hoạt động ổn định và hiệu quả của ngân hàng.

Để công tác quản trị rủi ro thanh khoản đảm bảo chuyên sâu, toàn diện và mang tính hệ thống, Vietinbank phân chia trách nhiệm kiểm sốt theo 3 vịng chặt

chẽ.

2.3.2.1. Kiểm sốt vịng 1

Bộ phận QL CĐV (ALM) chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với phòng Đầu tư, các phòng Khách hàng tại Trụ sở chính, phịng Kinh doanh ngoại tệ, phòng Thanh quyết tốn vốn kinh doanh, phịng Định chế tài chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh chịu trách nhiệm tồn diện là vịng kiểm sốt đầu tiên thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản hàng ngày bao gồm nhận diện, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro thanh khoản của Vieinbank.

 Quản trị rủi ro thanh khoản ở cấp độ danh mục: Bộ phận ALM có trách nhiệm trong việc triển khai chiến lược quản trị thanh khoản hiệu quả, đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, cụ thể:

- Đầu mối phối hợp với các phòng ban thuộc vịng kiểm sốt thứ nhất và khối Quản trị rủi ro, phân tích các giả định về hành vi ứng xử, lập báo cáo rủi ro thanh khoản trong điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng;

- Phân tích độ tập trung của nguồn vốn huy động và cho vay, tránh việc quá phụ thuộc vào một nguồn vốn huy động. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động;

- Báo cáo lên ủy ban ALCO những phân tích diễn biến thị trường và tình hình cân đối vốn để đề xuất phương án kinh doanh và cân đối dòng tiền phù hợp;

- Thực hiện các phương án quản trị rủi ro thanh khoản đảm bảo duy trì trạng thái thanh khoản trong hạn mức rủi ro do HĐQT phê duyệt và đề xuất trình Ban điều hành phê duyệt các phương án xử lý khi vi phạm hạn mức

 Quản lý khả năng tiếp cận thị trường: việc tiếp cận thị trường để huy động vốn đóng vai trị quan trọng để quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả, do khả năng tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn mới (nhận diện, xây dựng các nguồn thay thế) và thanh lý các tài sản hiện có để tăng nguồn vốn của NH. Bộ phận QL CĐV có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các bộ phận thuộc vịng kiểm sốt thứ nhất (bộ phận trực tiếp ra thị trường) để phát triển các thị trường tài chính hỗ trợ cho việc bán và chuyển hóa thành tiền các tài sản tài chính được NH

nắm giữ tạo thanh khoản cho NH; thiết lập các hạn mức cam kết và không cam kết huy động vốn trên thị trường để hỗ trợ hoạt động thanh khoản khi cần thiết.

 Kế hoạch dự phòng thanh khoản

Phối hợp với phòng QLRRTT xây dựng và thực hiện các kịch bản căng thẳng thanh khoản theo quy định của cơ quan quản lý và nội bộ NH;

Phối hợp với phòng QLRRTT xây dựng và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch dự phòng thanh khoản khi cần thiết; thực hiện các phương án hành động theo sự phê duyệt của Ban điều hành đảm bảo Vietinbank có đủ nguồn lực để vượt qua khủng hoảng.

 Duy trì và nâng cấp hệ thống QLRRTK – hệ thống ALM

Phối hợp với phòng QLRRTT duy trì và nâng cấp hệ thống ALM, hoặc khi có chỉnh sửa, cần sự thống nhất của 2 phịng

2.3.2.2. Kiểm sốt vịng 2

Phòng QLRRTT chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị rủi ro thanh khoản, xây dựng đề xuất thiết lập các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản của các đơn vị liên quan. Phòng QLRRTT chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các đơn vị vòng 1 để đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động điều hành kinh doanh hàng ngày của các đơn vị vòng 1 được nhận diện, đo lường và quản lý chặt chẽ và được báo cáo kịp thời đến các cá nhân, đơn vị liên quan.

Phòng QLRR chịu trách nhiệm:

- Xây dựng, phối hợp với bộ phận QL CĐV, trình Ban lãnh đạo ban hành, sửa đổi và bổ sung khung quản trị rủi ro, chính sách, quy định, quy trình, và các hướng dẫn liên quan về quản trị RRTK.

- Đầu mối phối hợp với bộ phận QL CĐV xây dựng các báo cáo thử nghiệm sức căng theo quy định của cơ quan quản lý và nội bộ NH;

- Chịu trách nhiệm độc lập rà soát, phối hợp với bộ phận QL CĐV đề xuất trình Ủy ban ALCO giả định về hành vi ứng xử trong điều kiện bình thường.

- Định kỳ thực hiện kiểm thử tính chính xác của mơ hình

- Đầu mối xây dựng phương pháp luận đo lường RRTK; đảm bảo tính chính xác của các báo cáo và công cụ đo lường RRTK;

- Giám sát việc tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản và báo cáo các vi phạm hạn mức căn cứ trên các phương pháp phân tích và các hạn mức kiểm sốt rủi ro đã được Ủy ban ALCO và HĐQT phê duyệt

- Phối hợp với bộ phẩn QL CĐV duy trì và nâng cấp hệ thống phần mềm quản trị rủi ro thanh khoản – hệ thống ALM;

- Thực hiện đánh gía rủi ro thanh khoản đối với sản phẩm mới để đảm bảo rủi ro thanh khoản được kiểm soát chặt chẽ.

2.3.2.3. Kiểm sốt vịng 3

Bộ phận KTNB chịu trách nhiệm định kì/ đột xuất kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quản lý RRTK được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên.

Thực hiện vai trò định kỳ giám sát độc lập việc triển khai và tuân thủ các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của phòng QLRRTT, phòng QL CĐV và KHTC, chi nhánh và các đơn vị liên quan trong toàn hệ thống.

Đề xuất, kiến nghị và trình Ban lãnh đạo xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định, quy trình liên quan đến quản lý RRTK của Vietinbank, đảm bảo công tác quản trị RRTK của Vietinbank được thực hiện có hiệu quả.

2.3.3. Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thương Việt Nam

Vietinbank quản trị rủi ro thanh khoản trên góc độ xem xét tổng thể mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng. Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh nếu các loại rủi ro khác không được quản lý hoặc quản lý không tốt. Vietinbank quản trị rủi ro thanh khoản với nhiều biện pháp, chính sách một cách nhất quán. Vietinbank xây dựng bộ chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản để có thể

quản trị được hiệu quả của hoạt động rủi ro thanh khoản. Ngân hàng quản trị rủi ro thanh khoản theo các các chỉ số được thiết lập nội bộ bao gồm chỉ số đảm bảo thanh khoản, chỉ số tài trợ nguồn và chỉ số đo độ tập trung. Các chỉ tiêu này về cơ bản đã được học viên trình bày ở các phần trước.

Bên cạnh bộ chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản, Vietinbank cịn xây dựng mơ hình dịng tiền đo lường rủi ro thanh khoản theo hành vi ứng xử như sau

2.3.3.1. Mơ hình dịng tiền đo lường rủi ro thanh khoản

Vietinbank sử dụng mơ hình hóa dịng tiền, vận hành hệ thống và các quy trình để đạt được các mục tiêu sau: Hàng ngày, quản lý tổng nguồn tiền rịng trong điều kiện bình thường; Hàng tháng, phân tích dịng tiền trong điều kiện căng thẳng thanh khoản.

Phân tích dịng tiền như trên được tiến hành đối với VND, USD hoặc các loại ngoại tế khác chiếm trên 5% tổng tài sản của Vietinbank. Khi tiến hành phân tích dịng tiền theo các giả định, Vietinbank cần đưa ra các điều chỉnh cần thiết theo hướng thận trọng để dự đốn các dịng tiền trong tương lai.

Khi xây dựng mơ hình dịng tiền theo hành vi ứng xử, Vietinbank sử dụng kỹ thuật thống kê dựa trên dữ liệu lịch sử thực tế. Để đưa ra các dự báo thận trọng về dịng tiền, mơ hình khơng chỉ đơn thuần dựa trên kỳ hạn thực tế theo hợp đồng mà còn kết hợp các giả định hợp lý ngầm định trong hành vi của tài sản, nguồn vốn và các hoạt động ngoại bảng. Các giả định này được xác định đa chiều theo dòng tiền, sản phẩm, đối tượng khách hàng, bao gồm:

- Khả năng quay vòng của nguồn vốn - Khả năng trả nợ sớm và rút trước hạn

- Đối với các khoản mục khơng có kỳ hạn (cho vay thấu chi, tiền gửi khơng kỳ hạn), tính đến khả năng trả nợ của các khoản vay thấu chi và tỷ lệ nguồn ổn định và không ổn định;

- Các giả định về nguồn huy động và dư nợ phát sinh mới - Các hợp đồng tín dụng đã ký nhưng chưa giải ngân

- Khả năng huy động vốn trên thị trường liên NH

- Khả năng thanh lý/ repo tài sản lỏng trong trường hợp khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)