Bảng chỉ số an toàn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 53 - 54)

Bảng 2.4. Bảng chỉ số an toàn vốn

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

CAR 8,06% 8,02% 10,57% 10,33% 13,17%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Năm 2009, Vietinbank duy trì tỷ lệ an tồn vốn 8,06% xấp xỉ với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định tại thời điểm hiện tại, cho thấy, Vietinbank đã chú trọng vấn đề an tồn vốn và phịng ngừa rủi ro từ năm 2009. Khi Thông tư 13/2010 của NHNN được ban hành, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% có hiệu lực từ

ngày 01/10/2010. Theo xu hướng chung, mặc dù tỷ lệ này đã có hiệu lực và cần được áp dụng từ tháng 10 năm 2010, Vietinbank vẫn chưa thể đạt được tỷ lệ tối thiểu này, một phần nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, mặt khác do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đơng nước ngồi chưa đạt được như kế hoạch. Khi q trình góp vốn hồn tất, năm 2011, chỉ số này tăng mạnh và vượt mức quy định của NHNN, đạt 10,57%, duy trì tốt ở năm 2012 và ổn định qua năm 2013 ở mức 13,17%. Như vậy ta thấy, Vietinbank rất chú trọng trong việc duy trì hệ số này ở mức cao trên 10% để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Thứ tư, về quy mô Vốn điều lệ

Vốn điều lệ được xem là lá chắn cuối cùng mà các TCTD sử dụng đến nếu rủi ro xảy ra, một ngân hàng có vốn điều lệ càng cao thì khả năng thanh khoản càng được đảm bảo. Do đó, Chính phủ đã ban hành nghị định 141/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định cho từng loại hình vào năm 2010 là 3.000 tỷ đồng đối với các NHTM nhà nước, cổ phần, liên doanh, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng hợp tác, QTDNDTW; riêng Ngân hàng phát triền và Ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD. Quy mô vốn điều lệ của Vietinbank được thể hiện ở bảng 2.5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)