Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 90 - 91)

3.3.1.3 .Giám sát chặt chẽ hiệu quả thị trường tài chính ngân hang

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý

NHNN khi ban hành các văn bản, quyết định, thơng tư cần có tính bao qt, thống nhất và đi sát với thực tế của hệ thống NHTMVN, tránh trường hợp ngày phải lùi ngày áp dụng như trường hợp thông tư số 13/2010 hoặc gần đây nhất là thông tư 02/2013 của NHNN.

Các thông tư, văn bản, quyết định cần mang tính dễ hiểu, hạn chế trường hợp khi đã ra cơng văn, quyết định sau đó lại tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Việc này sẽ gây mất thời gian trong quá trình triển khai, thực hiện, thậm chí có thể gây ra sự chậm trễ trong việc áp dụng hoặc thực hiện sai.

Trong luật các tổ chức tín dụng, các khoản vay đặc biệt của NHNN quy định trong luật các TCTD chỉ nên xem như khoản vay có bảo đảm, khơng nên quy định được ưu tiên thanh toán trước tất cả các khoản nợ kể cả các khoản nợ có bảo đảm.

3.3.2.2. Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM

Mặc dù hiện nay, NHNN vẫn là kênh hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM cuối cùng và vững chắc nhất. Tuy nhiên, việc thiếu hụt thanh khoản tạm thời hiện

nay vẫn cịn là vấn đề của riêng các NHTM. Do đó, NHNN cần phải khống chế quy mô và mật độ vay để thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển thực sự bền vững.

3.3.2.3. Phát huy tối đa vai trò là người quản lý điều tiết các hoạt động trên thị trường tiền tệ và là người cho vay cuối cùng đảm bảo thanh khoản cho trên thị trường tiền tệ và là người cho vay cuối cùng đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng

NHNN cần điều hành một cách linh hoạt chính sách tiền tệ và phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả thơng qua các cơng cụ điều tiết thị trường, trong đó, cơng cụ thị trường mở được xem là công cụ có tác động tích cực đến hoạt động quản trị rủi ro của NHTM. Với việc một số NHTM nhỏ khơng có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc nắm giữ các giấy tờ có giá khơng phù hợp với việc giao dịch thì việc đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao sẽ khiến cho các NHTM này đối mặt với rủi ro thanh khoản. Do đó, NHNN cần tăng số lượng phiên giao dịch, khối lượng giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch để tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ tiếp cận với nguồn vốn này.

Ngoài ra, NHNN cần phát huy tối đa vai trò là người cho vay cuối cùng của mình. Trong thời gian vừa qua, việc hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM của NHNN vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Do đó, cần tăng cường hiệu quả bằng cách phân loại các ngân hàng theo mức độ thiếu hụt thanh khoản để có thể ưu tiên giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng có mức độ thiếu hụt nghiêm trọng mà khơng có sự phân biệt giữa ngân hàng cổ phần và ngân hàng có vốn đầu tư nhà nước. Có như vậy, việc hỗ trợ của NHNN mới thực sự thiết thực và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)