3 Theo khoản 4 điều 4 tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 quy định về nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.2. Thực trạng về vốn sở hữu nước ngoài tại các NHTMCP Việt Nam.
Năm 2007 và 2008 được coi là thời kỳ đỉnh điểm của các hoạt động M&A ở khu vực ngân hàng Việt Nam với hơn 10 thương vụ thành công. Tuy nhiên, năm 2011
và 2012 tiếp tục chứng kiến những thương vụ M&A với giá trị kỷ lục. Tiêu điểm của thị trường M&A vào cuối năm 2011 là việc ngân hàng Mizuho mua lại 15% cổ phần của VCB trị giá 567.3 triệu USD. Năm 2012, ngân hàng Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của CTG với thương vụ có giá trị lớn lên đến 743 triệu USD để sở hữu gần 20% cổ phần ở ngân hàng này. Trong năm 2014, hoạt động M&A ở lĩnh vực ngân hàng Việt Nam ít sơi nổi hơn so với các năm trước, với các thương vụ nhỏ không đáng kể.
Bảng 2.6: Một số thương vụ mua bán cổ phần của các NHTMCP Việt Nam
STT Bên mua Bên bán Giá trị Năm
1 IFC và Maybank ABB 600 tỷ đồng trái phiếu 2010
2 Fullenton Financua Holdings MDB 15% cổ phần 2010
3 IFC CTG 10% cổ phần 2011
4 The Bank of Novascotia CTG 15% cổ phần 2011
5 BNP Paribas OCB 20% cổ phần 2011
6 Commonwealth Bank VIB 5% cổ phần 2011
7 United Oversea Bank PNB 20% cổ phần 2011
8 Mizuho Bank VCB 15% cổ phần 2011
9 Doji Group TPB 20% cổ phần 2012
10 Fullenton Financial Holdings MDB 5% cổ phần 2012
11 BTMU CTG 20% cổ phần 2012
12 IFC ABB 10% cổ phần 2013
13 HD bank SGVF 100% cổ phần 2013
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Liên quan đến quy định của chính phủ về mức giới hạn sở hữu của các cổ đơng nước ngồi, một số NHTMCP Việt Nam đã sử dụng hết hoặc gần như hoàn toàn hạn mức dành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, như: ABB, ACB, EIB, CTG…
Bảng 2.7: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một số NHTMCP Việt Nam
Ngân
hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cổ đơng lớn nước ngồi
ABB 20.00% 30.00% 30.00% 30.00% 30.00% Maybank IFC DAB 15.00% 14.36% 14.52% 0.00% 0.00%
DCB 0.00% 0.00% 0.00% 4.00% 4.03%
ACB 30.00% 29.87% 29.94% 29.94% 29.96%
Standard Chartered APR Ltd. Connaught Investors Ltd.
Dragon Financial Holdings Limited Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd.
EIB 30.00% 30.00% 30.00% 28.60% 27.16% SUMITOMO MITSUI BANKING CORP.VOF Investment Ltd MDB 0.00% 0.00% 15.00% 20.00% 20.00% Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd SCB 0.00% 0.00% 14.00% 14.00% 14.00% Macquarie Capital
SeABank 20.03% 19.05% 19.05% 19.05% 19.05% Société Générale SHB 3.15% 1.92% 0.16% 1.76% 9.31%
STB 29.52% 29.45% 28.01% 5.43% 4.74% TCB 19.60% 19.60% 19.60% 19.50% 19.41% HSBC TCB 19.60% 19.60% 19.60% 19.50% 19.41% HSBC
VCB 2.04% 2.93% 3.64% 19.44% 19.67% Mizuho Corporate Bank Ltd.
VIB 0.00% 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% Commonwealth Bank of Australia (CBA)
CTG 0.42% 1.39% 10.00% 12.05% 28.61%
The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ Ltd. IFC Capitalization (Equity) Fund L.P. International Finance Corporation
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Kể từ sau năm 2012, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa ghi nhận thêm thương vụ hợp tác với nhà đầu tư nước ngồi mới nào. Điều đó có thể được giải thích bởi việc khống chế tỷ lệ 30% được cho là một rào cản đối với các FSI. Nếu tỷ lệ quá thấp, các FSI sẽ có ít động cơ để chuyển giao công nghệ tiên tiến, giới thiệu sản phẩm mới và các cơ chế quản trị doanh nghiệp phù hợp. Nhưng nếu tỷ lệ quá cao, các nhà đầu tư nước ngồi có thể thống trị và làm giảm quyền kiểm soát của các ngân hàng nội địa (Shen, Lu, Wu, 2009).