5 Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam, VP Bank Securities, tháng 1 năm 2014.
3.2.1. Tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài 1 MacroFP.
3.2.1.1. MacroFP.
Với cơng thức tính:
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ MacroFP ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Nhìn vào biểu đồ 3.1, tác giả thấy rằng tỷ lệ MacroFP ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ năm 2003 đến năm 2005, giảm nhẹ vào năm 2006 và tăng đều trở lại trong giai đoạn 2006-2012. Trong năm 2013, MacroFP giảm từ mức 47.83% xuống còn 46.81%. Một cách khái quát chung, số lượng các FSI tham gia vào ngân hàng hầu hết tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy từ khi mở cửa thị trường, Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ln là một mục tiêu tiềm năng để các FSI tìm kiếm cơ hội đầu tư và phát triển.
Với việc nghiên cứu tỷ lệ MacroFP, kết quả sẽ phản ánh được sự ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường ngân hàng Việt Nam như thế nào.
3.2.1.2. MicroFP.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ MicroFP của các ngân hàng mẫu giai đoạn 2003-2013
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Với kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.2, tác giả thấy tỷ lệ MicroFP trung bình của các ngân hàng mẫu hầu hết có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2013, mặc dù có sự chững lại ở năm 2006 và năm 2012. Đặc biệt, trong năm 2007, tỷ lệ MicroFP trung bình tăng mạnh so với các năm trước, từ mức 2.27% lên mức 4.62%. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, mở rộng nền kinh tế nội địa với thế giới, đồng thời cũng là thời điểm, chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 69/2007/NĐ-CP điều chỉnh mức quy định giới hạn tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài theo hướng nới rộng hơn. Các sự kiện này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam thu hút được dòng vốn ngoại, đẩy mạnh vốn cổ phần, nâng cao quy mô và năng lực cạnh tranh của ngân hàng nội địa. Mục đích nghiên cứu tỷ lệ MicroFP nhằm đo lường tác động của vốn sở hữu nước ngoài vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng Việt Nam.