5 Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam, VP Bank Securities, tháng 1 năm 2014.
4.3.2. Đối với các NHTMCP.
Các ngân hàng trong nước đã tìm cách nâng cao trình độ của nhân viên để có thể nhanh chóng hịa nhập vào môi trường quản trị quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phần lớn các nhân viên chưa thể giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Ngoài ra, vấn đề thay đổi phong cách làm việc của người lao động Việt Nam cũng cần được cân nhắc, vì đây cũng là một yếu tố giúp thúc đẩy quá trình tiếp nhận những đổi mới của quan hệ đối tác nước ngoài.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc các ngân hàng trong nước xác định rõ những vấn đề họ cần thực hiện là rất quan trọng để cho thấy mối quan hệ hợp tác là một q trình lâu dài và có lợi. Do đó, các ngân hàng nội địa khi tiếp nhận nguồn vốn sở hữu ngoại, cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, và phải có những chế tài mạnh để đảm bảo các cam kết hợp tác được thực hiện đúng. Tránh trường hợp đối tác nước ngồi tham gia góp vốn chỉ đem về những lợi ích cho ngân hàng nội địa thay vì là sự hợp tác song phương, đơi bên cùng có lợi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong nội dung chương 4, đề tài đã nêu lên được các hạn chế trong quá trình nghiên cứu có thể làm ảnh hưởng một phần đến kết quả của sự tác động vốn sở hữu nước ngồi, điển hình như tính cập nhật về số liệu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu còn ngắn và trong giai đoạn xảy ra một số cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, mục tiêu nghiên cứu chưa đi sâu về việc phân tích mức độ rủi ro, tính cạnh tranh trong thị trường ngân hàng nội địa và chưa xác định được mức giới hạn tối đa phù hợp về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam trong việc xem xét nới rộng mức quy định giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các ngân hàng trong nước cần tìm cách nâng cao trình độ nhân viên để kịp thời tiếp nhận những đổi mới, chuyển giao của đối tác nước ngoài. Hướng phát triển của các đề tài sau sẽ được quan sát với thời gian dài hơn và ít biến động hơn, cũng như đánh giá sâu hơn về việc xác định mức giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài phù hợp nhất cho thị trường ngân hàng Việt Nam.
KẾT LUẬN
∗∗∗
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh được nguồn vốn sở hữu nước ngồi có sự tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam, thể hiện ở 2 cấp độ: Vi mô và vĩ mô
Ở cấp độ Vĩ mơ: Biến đại diện MacroFP được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các ngân hàng có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên tổng số các ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến nhưng khơng có ý nghĩa thống kê, nghĩa là việc gia tăng MacroFP sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng nội địa. Do đó, chính phủ có thể xem xét việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường ngân hàng Việt Nam trong tương lai trên cơ sở xem xét các lợi ích của bản thân ngân hàng trong nước và lợi ích của cả 2 thị trường;
Ở cấp độ Vi mơ: Biến đại diện MicroFP được tính bằng tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nước ngoài trong một ngân hàng nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến với mức ý nghĩa thống kê là 5%, nghĩa là việc đầu tư của các FSI vào các ngân hàng trong nước chưa cải thiện được kịp thời hiệu quả hoạt động trong những năm gần đây. Điều này có thể được giải thích do việc chính phủ Việt Nam quy định hạn chế quyền sở hữu của các FSI ở mức tối đa là 20% cho mỗi FSI và 30% cho tất cả các FSI. Tỷ lệ này còn khá khiêm tốn và chưa thật sự thu hút được các FSI vào tham gia quản trị của ngân hàng, khuyến khích họ chuyển giao hết các cơng nghệ và kinh nghiệm quản trị ngân hàng cho các ngân hàng địa phương. Một nguyên nhân khác có thể do lực lượng lao động hiện tại của ngân hàng trong nước chưa thật sự hấp thụ và vận dụng tốt các cơng nghệ hiện đại và bí quyết sản xuất được phân phối bởi các nhà đầu tư ngoại. Thông thường, các kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của các nhân viên trong môi trường ngân hàng, mặc dù cao so với các lĩnh
vực khác ở Việt Nam, nhưng vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực lận cận như Malaysia, Philippines…
Do đó, bài nghiên cứu này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ trong việc nới lỏng các hạn chế quyền sở hữu nước ngoài, đồng thời các ngân hàng nội địa cũng cần nâng cao trình độ của lực lượng lao động hiện tại để việc tiếp thu các công nghệ và kinh nghiệm quản trị được phát huy hiệu quả nhiều hơn.
Mặc dù kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy tác động của vốn sở hữu nước ngoài là hạn chế, tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu khá ngắn (10 năm), số lượng nghiên cứu mẫu chưa đủ lớn, hơn nữa, số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng Việt Nam cịn hạn chế, mơ hình khơng thể xem xét tất cả các tác động của các biến độc lập có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Do đó, bài nghiên cứu này vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế. Tác giả cũng mong muốn các bài nghiên cứu sau sẽ tiếp tục phát triển thêm kết quả và có thể xác định được mức tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam cũng như đo lường được mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng khi có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại.