9. Kết cấu của luận văn:
2.4. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
2.4.2. Ủy ban quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
Quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng tại Vietcombank do Ủy ban quản lý rủi ro của Vietcombank thực hiện. Ủy ban quản lý rủi ro của Vietcombank trực thuộc Hội đồng quản trị bao gồm 01 trưởng ban và 04 ủy viên và 01 thư ký.
Ủy ban Quản lý rủi ro tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro, trong đó có rủi ro tỷ giá. Bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/ hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro. Định kỳ Ủy ban Quản lý rủi ro báo cáo Hội đồng quản trị tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của Ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời.
Thành viên Ủy ban quản lý rủi ro của Vietcombank được lựa chọn kỹ càng, có kinh nghiệm trong quản trị rủi ro, nắm được tình hình hoạt động của
Vietcombank, và sau phiên họp thường niên của đại hội đồng cổ đông năm 2013, Ủy ban quản lý rủi ro của Vietcombank cũng đã được kiện toàn lại.
Ngoài ra, Vietcombank cũng thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ quản lý và của ban kiểm soát.
2.4.3. Thực trạng quy trình quản trị tỷ giá hối đối tại Vietcombank
Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại Vietcombank theo quy trình thực hiện quản trị rủi ro tỷ giá tại Vietcombank
2.4.3.1. Thực trạng nhận dạng rủi ro tỷ giá
Hiện nay, Vietcombank về cơ bản đã xác định được nguồn của rủi ro tỷ giá, nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá cho ngân hàng và sự ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung, cơng tác nhận định rủi ro của Vietcombank đã thực hiện tốt.
2.4.3.2. Thực trạng phân tích rủi ro tỷ giá
Phân tích rủi ro tỷ giá tại Vietcombank hiện nay bao gồm phân tích hậu quả rủi ro và xác định những nguyên nhân xảy ra rủi ro, phân tích theo cách tiếp cận kết theo phương pháp phân tích kỹ thuật là chủ yếu.
Phân tích rủi ro tỷ giá tại Vietcombank được thực hiện thường xuyên để phát hiện những tác nhân mới có thể gây tác động đến thực trạng rủi ro tỷ giá của ngân hàng cũng như để dự báo được những hậu quả khác nhau nếu rủi ro có xảy ra để phòng ngừa và xử lý cho kịp thời.
2.4.3.3. Thực trạng đo lường rủi ro tỷ giá
Trong năm 2013, Vietcombank tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để triển khai các dự án nâng cao năng lực hoạt động rủi ro thị trường, xây dựng một số mơ hình về quản trị rủi ro thị trường, nghiên cứu mơ hình rủi ro ngành, mơ hình dự báo doanh nghiệp… để dự đoán biến động thị trường, giảm thiểu
rủi ro xảy ra do thị trường biến động, trong đó có nghiên cứu sự biến động của tỷ giá, do đó có thể giảm được phần nào rủi ro tỷ giá, có thể dự đốn được biến động tỷ giá để lên kế hoạch kinh doanh và lập dự phòng rủi ro cho phù hợp. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã hồn thiện xây dựng phương pháp luận, mơ hình và đưa vào áp dụng những phương pháp hiện đại nhằm đo lường rủi ro thị trường như phương pháp VAR.
Vietcombank sử những mơ hình quản trị rủi ro ngành, dự báo doanh nghiệp trên để dự đốn tình hình kinh tế để quyết định các chính sách và định hướng phù hợp cho quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank.
Hiện nay, ở Việt Nam, hầu hết các NHTM rất yếu trong công tác dự báo tỷ giá, đội ngũ phân tích và dự báo cịn rất mỏng. Vietcombank cũng khơng ngoại lệ, ngân hàng đến nay chỉ chú trọng phát triển mơ hình phân tích chung cho thị trường mà chưa chú trọng phân tích biến động của tỷ giá hối đối, chưa nghiên cứu một mơ hình phân tích rủi ro tỷ giá hối đối, trong khi hiện nay Vietcombank đã xây dựng các mơ hình phân tích rủi ro cho quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, chứng tỏ so với rủi ro tín dụng và lãi suất, rủi ro tỷ giá chưa được Vietcombank quan tâm nhiều.
(Ví dụ với rủi ro lãi suất: Vietcombank thử nghiệm tính biến động thu nhập lãi thuần theo các kịch bản lãi suất thay đổi theo phương pháp Repricing Gap. Với rủi ro tín dụng: mơ hình tính tốn xác suất vỡ nợ đã được triển khai áp dụng, dự án Business modeling để chuẩn hóa phân tích rủi ro ngành, lượng hóa và chuẩn hóa việc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng cũng đã được xây dựng và tiếp tục hoàn thiện).
Do Vietcombank chưa xây dựng mơ hình dự báo biến động tỷ giá hối đối, do đó, trong phần sau của luận văn, tác giả sẽ đề xuất hai mơ hình dự báo biến động tỷ giá dựa vào số liệu tỷ giá trong quá khứ và dự báo tỷ giá dựa vào các nhân tố tác động đến tỷ giá để Vietcombank có thể tham khảo sử dụng.
2.4.3.4. Thực trạng kiểm soát rủi ro
Hiện nay, ban Quản lý rủi ro của Vietcombank luôn thường xuyên theo dõi những biến động thị trường, những biến động của tỷ giá và tình hình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng để phát hiện kịp thời những nguy cơ tổn thất có thể xảy ra do biến động tỷ giá hối đoái gây ra nhằm ngăn chặn kịp thời và hoặc giảm thiểu đến mức có thể những tổn thất đó, cũng như tìm hiểu ngun nhân và thực hiện xử lý loại bỏ.
Vietcombank hiện nay đã thực hiện được sự phân chia rạch ròi giữa ba bộ phận trực tiếp giao dịch, bộ phận kiểm soát và bộ phận quản lý rủi ro, đảm bảo không xảy ra sự che dấu những tài khoản đen hoặc sự đầu cơ vào tỷ giá hối đoái như trong trường hợp của Leeson như trong bài học kinh nghiệm phần chương 1.
Vietcombank đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Vietcombank và các quy định của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Vietcombank sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trong trong hạn mức được thiết lập.
Để góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá, trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình, Vietcombank đã duy trì trạng thái trường đối với đồng USD, và duy trì trạng thái đoản đối với đồng EUR và các đồng ngoại tệ khác.
Hiện nay, dù Vietcombank tuy đã có sử dụng một số công cụ phái sinh nhưng chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đáp ứng cho thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ mà hầu như không thực hiện bảo hiểm tỷ giá, đây là một thiếu sót trong quy trình quản trị của Vietcombank.
Việc kiểm tra, giám sát các thực trạng quản trị rủi ro được giao cho ban kiểm soát. Ban kiểm soát gồm 05 thành viên và hai bộ phận trực thuộc là Giám sát hoạt động và Kiểm tốn nội bộ. Qua cơng tác giám sát hoạt động và kiểm toán nội bộ,
Ban kiểm soát đã kịp thời đưa ra những cảnh báo rủi ro, phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nhằm khắc phục sai sót, chấn chỉnh và bổ sung các quy định, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ, tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động.
2.4.3.5. Thực trạng tài trợ rủi ro
Hiện nay, do Vietcombank ít sử dụng các công cụ phái sinh và hợp đồng bảo hiểm để phịng ngừa rủi ro tỷ giá hối đối, do đó, tài trợ rủi ro tại Vietcombank chủ yếu là tài trợ theo phương thức tự tài trợ là trích lập dự phòng rủi ro.
Trong thời gian qua, Vietcombank ln tính tốn, dự báo rủi ro và trích lập những khoản dự phòng phù hợp cho rủi ro tỷ giá hối đoái.
2.4.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
Thành tựu
- Tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro do NHNN ban hành
- Vietcombank có ban hành các quy định và soạn thảo và thực hiện quy trình quản trị rủi ro hợp lý
- Có sự phân chia tách biệt giữa ba bộ phận giao dịch, kiểm soát và quản lý, tránh được tình trạng đầu cơ tỷ giá, tài khoản đen.
- Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái.
- Thưởng xuyên đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên quản trị rủi ro tỷ giá. - Quản lý tốt danh mục khách hàng, thiết lập được hệ thống chính sách quản lý
tập trung trạng thái ngoại tệ cho toàn hệ thống. - Có thực hiện dự phịng rủi ro.
Hạn chế
- Chưa có các mơ hình dự báo biến động tỷ giá hối đoái chuyên nghiệp - Hầu như không sử dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
- Tuân thủ các quy định của NHNN mang tính đối phó như về trạng thái ngoại tệ, giao dịch option USD/VND, mua bán ngoại tệ với giá vượt trần quy định. - Các biện pháp đo lường rủi ro về định lượng và định tính chỉ mang tính tham
khảo, thiếu sự cảnh báo và ngăn chặn kịp thời.
- Cơng nghệ thơng tin và kỹ thuật cịn thua kém so với Thế giới.
2.5. Những nguyên nhân tồn tại gây ra sự hạn chế trong quy trình quản trị rủi ro ngoại hối tại Vietcombank
Như đã phân tích ở trên, quản trị rủi ro tỷ giá tại Vietcombank cịn có một số hạn chế nhất định, ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó.
2.5.1. Những ngun nhân từ các quy định, chính sách Nhà nước có liên quan đến tỷ giá hối đoái
Hành lang pháp lý của Việt Nam chưa thực sự hồn thiện, cịn nhiều thiếu sót, bất cập, có những chỗ chưa rõ ràng. Luật về kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh chưa được hồn thiện, chậm thay đổi, chưa tương thích với sự biến động của thị trường.
Chính vì thế mà hoạt động kinh doanh ngoại hối và công cụ phái sinh chưa được mở rộng, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, các ngân hàng do đó cũng hạn chế sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Trong luật chưa có quy định cụ thể về giới hạn mua và bán các công cụ phái sinh, hoặc chưa yêu cầu bắt buộc các NHTM phải tái phòng ngừa rủi ro trên thị trường quốc tế, chưa có yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ phái sinh…
Sau khi gia nhập WTO, nước ta có thêm cơ hội để phát triển kinh tế và mở rộng thị trường tiền tệ, nhưng đây cũng là thách thức đối với các nhà làm luật vì nó địi hỏi pháp luật Việt Nam phải phù hợp thơng lệ quốc tế, phải nhanh chóng hồn thiện hành lang pháp lý để hệ thống luật pháp vừa phù hợp với thực tế Việt Nam, vừa theo kịp các quốc gia phát triển.
Ngoài ra, hoạt động kiểm sốt, giám sát từ phía NHNN đối với NHTM chưa hiệu quả tạo nên những rủi ro nguy hiểm tiềm ẩn cho các NHTM. Đơi khi tình trạng
khan hiếm ngoại tệ, dự trữ ngoại hối giảm cũng gây cản trở trong việc quản lý rủi ro tỷ giá. NHNN đã thể hiện sự khơng lưỡng lự và khơng nhất qn trong chính sách tỷ giá, ví dụ như năm 2009, sự lưỡng lự, chưa dứt khoát của NHNN đã khiến tỷ giá mất ổn trong thời gian khá dài trước khi thực hiện các biện pháp can thiệp.
2.5.2. Những nguyên nhân từ tình hình biến động kinh tế và biến động tỷ giá trên thị trường trong nước và quốc tế
So với Thế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam hình thành trễ nên cịn mới và non kém, chưa thật sự ổn định và dễ bị tổn thương trước những biến động thị trường, điều này gây khó khăn cho việc dự báo diễn biến tình hình kinh tế và tỷ giá trong tương lai.
Đôi khi phản ứng của nước ta trước những biến động bất thường của thị trường chưa nhanh, một số biện pháp khắc phục mang tính đối phó, tạm thời, chỉ khi xảy ra rồi mới giải quyết mà chưa có kế hoạch phịng ngừa rủi ro trước khi nó xảy ra.
Tỷ giá biến động không cao là do chính sách ổn định tỷ giá trong lâu dài của Nhà nước và mục tiêu làm giảm tình trạng đơ la hóa. Tỷ giá ổn định giúp các NHTM và doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro tỷ giá, nhưng vì tỷ giá hối đoái ổn định như vậy nên các NHTM, trong đó có Vietcombank khơng chú tâm nhiều đến quản trị rủi ro tỷ giá khi so với quản trị các loại rủi ro khác. Hơn nữa, các NHTM biết rõ mục tiêu của Nhà nước ta là ổn định tỷ giá hối đối, nếu có những biến động mạnh bất thường, NHNN sẽ lập tức đưa ra những biện pháp, chính sách nhằm ổn định tỷ giá. Điều này góp phần gây ra sự ỷ lại cho các NHTM và các doanh nghiệp, vì họ khá yên tâm về biến động tỷ giá, biết rằng dù tỷ giá có biến động bất lợi thì thiệt hại mang lại không cao nên chưa quan tâm đúng mức về quản trị rủi ro tỷ giá.
Quy mô của các giao dịch phái sinh trên thị trường trong nước còn rất khiêm tốn, các NHTM và Vietcombank cịn ngại sử dụng cơng cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, vả lại nước ta chưa có quy định bắt các NHTM phải tái phịng ngừa rủi ro tỷ giá trên thị trường quốc tế nên họ cũng chưa nhất thiết phải sử dụng công cụ phái sinh. Khái niệm công cụ phái sinh ở nước ta còn mới và chưa phổ biến, dù các
NHTM hiểu được lợi ích khi sử dụng nó thì họ cũng ngại sử dụng, nên việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng chưa thực sự phổ biến.
Tâm lý thích giao dịch với thị trường tự do hơn là với ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp cá nhân khiến cho đôi khi ngân hàng bị thiếu hụt ngoại tệ để kinh doanh, đơi khi khơng có ngoại tệ đáp ứng cho doanh nghiệp, mà NHTM khơng thể nâng lãi suất huy động vì NHNN đã quy định trần lãi suất huy động ngoại tệ, do đó, đơi khi ngân hàng phải đi vay ngoại tệ khi tỷ giá đang cao, sau đó nếu tỷ giá giảm thì ngân hàng phải chịu một khoản lỗ do biến động tỷ giá mang lại. Điều này cũng gây khó khăn cho quá trình lên kế hoạch và quản trị rủi ro tỷ giá cũng như quản trị thanh khoản ngoại tệ của Vietcombank và các NHTM.
Khơng chỉ tình hình kinh tế - chính trị trong nước, tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng mạnh đối với biến động tỷ giá, mà tình hình kinh tế - chính trị thế giới rất đa dạng, phức tạp, nên rất khó nắm bắt hết thơng tin, khó có thể dự báo biến động tình hình chung của thế giới và khó dự báo biến động tỷ giá một cách hoàn hảo.
Những biến động kinh tế - chính trị khơng ổn định trong nước trên thế giới cũng gây nhiều khó khăn cho quản trị rủi ro tỷ giá, nhất là đôi khi Việt Nam hoặc thế giới xảy ra một số sự kiện bất ngờ, ngồi dự tính làm cho đồng ngoại tệ hay nội tệ tăng hoặc mất giá đột ngột. Khi đó, dù Vietcombank có một mơ hình dự báo hồn hảo thì cũng phải đối mặt với rủi ro và gánh chịu thiệt hại.
2.5.3. Các nguyên nhân xuất phát từ nội bộ ngân hàng và chiến lược quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank
Như đã nói, do sự ổn định của biến động tỷ giá nên các NHTM và Vietcombank chưa quan tâm đến rủi ro tỷ giá đến mức như quan tâm các loại rủi ro