CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ
2.1. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH II
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
NHPT VN được tổ chức theo hệ thống và thực hiện nhiệm vụ thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của NHPT VN gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành được quy định cụ thể tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính Phủ.
Nguồn: Website https://www.vdb.gov.vn 2.1.1.5. Đặc điểm của NHPT VN
- NHPT VN kế thừa mọi quyền lợi và trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển. - NHPT VN là một tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiện chính sách TDĐT PT và tín dụng xuất khẩu.
- Hoạt động của NHPT VN khơng vì mục đích lợi nhuận, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- NHPT VN được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đây vừa là đặc điểm vừa là một sự khác biệt của NHPT VN so với các tổ chức tài chính khác.
- Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của NHPT VN và do Thủ tướng Chính phủ xem xét,
Hội đồng quản lý
Bộ máy điều hành (Ban Tổng Giám đốc) Ban kiểm soát
02 Sở Giao dịch tại Hà nội và TP. HCM 54 Chi nhánh tại các địa phương VP đại diện ở nước ngồi (chưa có) 01 VP đại diện ở trong nước (TP.HCM)
quyết định. Tổ chức và hoạt động của NHPT VN được quy định theo Điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Với tính chất cho vay ưu đãi, hoạt động cho vay đầu tư của NHPT VN hiện nay có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại trên thị trường. Trong trường hợp lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT VN được cấp bù chênh lệch lãi suất. Đây cũng là điểm hết sức khác biệt so với các tổ chức tài chính khác.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định Quy chế quản lý tài chính của NHPT VN theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chính về các vấn đề có liên quan đến chính sách hoạt động, giám sát và làm đầu mối trong việc giải quyết những vấn đề chung và vấn đề liên ngành của NHPT VN. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, giám sát hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
2.1.1.6. Cơ chế cho vay Đầu tư tại NHPT VN
Hiện nay, cơ chế cho vay đầu tư tại NHPT VN được thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 v/v bổ sung một số điều của Nghị định 75/2011/NĐ-CP hoạt động cho vay vốn TDĐT nhà nước, theo đó:
Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm nghị định.
Mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT VN.
Các trường hợp mức vốn vay cao hơn 70% theo quy định, NHPT báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Gia hạn thời gian cho vay vốn TDĐT NN tối đa là 15 năm, đối với một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế có quy mơ đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất điện, sản xuất xi măng, sản xuất thép, cung cấp nước sạch môi trường, đáp ứng đủ các điều kiện: Dự án thuộc dự án nhóm A, B; Chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính: Có kết quả hoạt động kinh doanh bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với NHPT VN.
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư khơng thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của NHPT VN. Tổng Giám đốc NHPT VN tính tốn mức lãi suất bình qn các nguồn vốn và chi phí hoạt động báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT VN trình Bộ Tài chính cơng bố.
Bảo đảm tiền vay
Các chủ đầu tư, nhà xuất khẩu khi vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại NHPT VN theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
2.1.1.7. Sự khác nhau giữa cho vay TDĐT tại NHPT VN và các ngân hàng trung gian khác trung gian khác
Bảng 2.1: Sự khác nhau cơ bản giữa cho vay đầu tư tại NHPT và cho vay tại các trung gian tài chính khác
Chỉ tiêu so sánh
Cho vay tại NHPT
Cho vay tại Ngân hàng thương mại
Cho vay tại ngân hàng chính sách
Cho vay tại ngân Quỹ tín dụng nhân dân 1. Mục tiêu cho vay Khơng vì mục tiêu lợi nhuận, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hộ của Nhà
nước
Tìm kiếm lợi nhuận Khơng vì mục
tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước Không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia 2. Đối tượng cho vay Giới hạn theo danh mục quy định của Nhà nước trong từng giai đoạn
Theo chiến lược
kinh doanh của từng
ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật Các đối tượng thuộc chính sách Các thành viên 3. Thời hạn cho vay
Trung, dài hạn Chủ yếu là trung hạn Chủ yếu là
trung hạn Chủ yếu là trung hạn 4. Lãi suất cho vay Thường thấp
hơn lãi suất thị trường
Theo lãi suất thị trường Thấp hơn lãi suất thị trường Thấp hơn lãi suất thị tường 5. Bảo đảm tiền vay Chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay Tài sản bảo đảm hiện có của khách hàng hoặc tài sản được bảo lãnh có giá trị lớn hơn khoản vay, tài sản hình thành từ vốn vay Có hoặc khơng có tài sản bảo đảm Có hoặc khơng có tài sản bảo đảm
Chỉ tiêu so sánh
Cho vay tại NHPT
Cho vay tại Ngân hàng thương mại
Cho vay tại ngân hàng chính sách
Cho vay tại ngân Quỹ tín dụng nhân dân 6. Xét duyệt khoản vay Theo tiêu chí của ngân hàng hoặc theo chỉ định của Chính phủ
Theo tiêu chí của ngân hàng Theo tiêu chí của ngân hàng và chính sách của nhà nước Theo tiêu chí của ngân hàng 7. Nguồn vốn cho vay Tài trợ của Chính phủ, vay từ các trung gian tài chính, các tổ chức tài chính phát triển song phương hay đa phương. Vốn huy động và các nguồn vốn vay khác. Nguồn vốn của nhà nước và huy động từ các cá nhân, tổ chức Nguồn từ các thành viên và huy động từ các tổ chức, cá nhân
Không như những NHTM, NHPT thực hiện cho vay khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu phát triển kinh – tế xã hội của đất nước. Trong khi các tổ chức trung gian tài chính khác như Ngân hàng Chính sách xã hội vì mục tiêu thực hiện các chính sách xã hội, các quỹ tín dụng nhân dân lại chủ yếu tập trung vào mục tiêu tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên.
Theo đó, đối tượng cho vay của các NHPT cũng khác so với các tổ chức trung gian tài chính khác: Đối tượng cho vay của các NHPT được giới hạn theo danh mục Chính phủ quy định trong từng giai đoạn, trong khi đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội là các đối tượng thuộc chính sách, của các quỹ tín dụng nhân dân là các thành viên của quỹ còn đối tượng của các NHTM thì theo chiến lược kinh doanh của các NHTM. Thông thường, đối tượng cho vay của các NHTM rộng hơn so với của NHPT.
Lãi suất cho vay tại NHPT nhìn chung thấp hơn lãi suất thị trường trong cùng thời điểm, cụ thể như bảng 1.3:
Bảng 2.2: So sánh mức lãi suất cho vay của NHPT với lãi suất trung bình của các NHTM
Thời gian Lãi suất cho vay NHTM Lãi suất cho vay NHPT
06/2008 21%/năm 12%/năm 12/2008 12,75%/năm 10,2%/năm 02/2009 9,25%/năm 6,9%/năm 12/2009 12%/năm 9,6%/năm 12/2010 14,96%/năm 11,4%/năm 12/2011 19%/năm 14,4%/năm 06/2012 17,75%/năm 12%/năm 01/2013 16,75%/năm 10,2%/năm 06/2013 12,5%/năm 11,4%/năm 11/2013 12,5%/năm 10,8%/năm
Nguồn: các văn bản thông báo lãi suất cho vay TDĐT và website https://www.stox.vn)
Nhìn chung, lãi suất cho vay tại NHPT đều thấp hơn so với lãi suất cho vay tại các NHTM trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, qua nhiều lần điều chỉnh, hiện nay lãi suất cho vay tại NHPT tuy vẫn còn thấp hơn so với NHTM nhưng đã gần sát hơn so với mức chung trên thị trường.
2.1.2. Giới thiệu về Sở Giao dịch II - NHPT VN
Sở Giao dịch II - NHPT VN (Sở Giao dịch II) được thành lập theo Quyết định số 270/QĐ-NHPT ngày 19/6/2007 của Tổng Giám đốc NHPT VN trên cơ sở tổ chức lại NHPT VN Chi nhánh TP.HCM.
Sở Giao dịch II là đơn vị thuộc NHPT VN, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHPT VN, có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ theo phân cấp, gồm các nghiệp vụ:
- Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn;
- Cho vay các dự án đầu tư trong nước và cho vay dự án theo hiệp định của Chính phủ;
- Hỗ trợ sau đầu tư;
- Bảo lãnh TDĐT;
- Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM;
- Cho vay xuất khẩu;
- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
- Thực hiện nghiệp vụ nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay từ các nguồn vốn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM, một số dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại TP.HCM;
- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với khách hàng, thanh tốn nội bộ trong tồn hệ thống NHPT, tổ chức cơng tác thanh tốn quốc tế theo quyết định và hướng dẫn của Tổng Giám đốc.
Theo Quyết định số 288/QĐ-NHPT ngày 29/6/2007 và Quyết định số 344/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng Giám đốc NHPT VN, mơ hình tổ chức hiện tại của Sở Giao dịch II như sơ đồ 2.1:
Kể từ khi thành lập, Sở Giao dịch II đã từng bước trưởng thành và khẳng định vai trị trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM cũng như góp phần vào sự tăng trưởng của NHPT VN.
Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch II – NHPT VN:
(Nguồn: Quyết định số 288/QĐ-NHPT ngày 29/6/2007 của NHPT VN về việc phê duyệt tổ chức bộ máy Sở Giao dịch II)
Cụ thể, thời gian qua, Sở Giao dịch II đã tập trung nguồn vốn tín dụng nhà nước để đầu tư vào các cơng trình, dự án trọng điểm, hỗ trợ các dự án cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị như: Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Xây dựng cầu Đồng Nai, xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM... Bên cạnh đó Sở Giao dịch II cũng đã đầu tư vào các dự án xã hội hóa y tế, giáo dục, các dự án anh sinh xã hội trên thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững như: Xây dựng bệnh biện đa khoa Hồng Đức III, Xây dựng bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nhà
Phịng HCNS Khối hỗ trợ,phục vụ Khối Tín dụng Phịng Tin học Phòng Kiểm tra Phòng TCKT Phòng HCNS Phòng Tổng Hợp Khách hàng, nội bộ Nội bộ Phịng Tín dụng III Phịng Tín dụng I Phịng TDXK Phịng Tín dụng II Phó Giám Đốc Giám đốc
máy điện gió Bạc Liêu, xây dựng trường Đại học Tôn Đức Thắng, xây dựng nhà máy xử lý nước BOO Thủ Đức, xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, ...
Ngồi ra, thơng qua chính sách tín dụng xuất khẩu, Sở Giao dịch II cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Sở Giao dịch II đã tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, thủy sản, gỗ, ... cho các Công ty như Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên, Công ty CP thực phẩm Trung Sơn, Công ty lâm nghiệp Sài Gịn Forimex, ... giúp các Cơng ty xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Đến giữa năm 2012, bước đầu thực hiện việc tái cơ cấu NHPT, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Giao dịch II có sự thay đổi, đó là kể từ ngày 01/7/2012, Sở Giao dịch II tiếp nhận sáp nhập Chi nhánh Long An (theo quyết định số 273/QĐ-NHPT ngày 27/6/2012 của Tổng Giám đốc NHPT VN). Mặc dù có sự thay đổi trong tổ chức, tuy nhiên Sở Giao dịch II và Chi nhánh Long An (nay là Phòng Giao dịch Long An) vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện các chính sách tín dụng của nhà nước góp phần đạt mục tiêu kinh tế - xã hội của TP.HCM.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II GIAI ĐOẠN 2008-2013 DỊCH II GIAI ĐOẠN 2008-2013
2.2.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II
2.2.1.1. Chính sách cho vay của Chính phủ
Từ năm 2008 đến 2013, hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II chịu sự chi phối của chính sách cho vay của chính phủ theo các giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn từ 2008 đến 2011: Thực hiện cho vay theo Nghị định 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006.
Giai đoạn từ sau 2011 đến nay: Thực hiện cho vay theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 v/v bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011.
Với các chính sách về đối tượng cho vay khác nhau, lãi suất và thời hạn cho vay khác nhau điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay đầu tư của Sở Giao dịch II trong từng giai đoạn:
Đối tượng vay vốn tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 thu hẹp hơn so với Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về quy mô dự án và tập trung chủ yếu vào một số dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như cầu đường, xử lý nước thải, cấp nước sinh hoạt, giáo dục y tế, ...
Mức vốn cho vay: Tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư dự án (không bao gồm vốn lưu động). Tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 quy định thêm mức