Kết quả thực hiện Cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đầu tư tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH

2.2.2. Kết quả thực hiện Cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II

2.2.2.1. Doanh số cho vay

Sở Giao dịch II thực hiện cho vay ĐầU TƯ theo chính sách của NHPT VN (theo các quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 (có hiệu lực từ tháng 10/2008 đến 20/10/2011) và sau đó là Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 (có hiệu lực từ 20/10/2011

đến nay) và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 (bổ sung một số điều tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP).

Thời điểm năm 2008, Sở Giao dịch II quản lý 89 dự án TDĐT, trong đó có 9 dự án nhóm A, tổng mức vốn vay là 31.236,607 tỷ, bao gồm 89 dự án ĐầU TƯ với dư nợ 2.769,873 tỷ. Đến năm 2013, Sở Giao dịch II quản lý 74 dự án, trong đó có 8 dự án nhóm A với tổng dư nợ 3.903,093 tỷ.

Tình hình doanh số cho vay qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Doanh số cho vay đầu tư từ 2008 đến 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cho vay đầu tư

237.992 687.753 920.364 674.600 394.050 504.900

Tăng trưởng 189% 34% -27% -42% 28%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Sở Giao dịch II – NHPT VN qua các năm)

Bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.3 cho thấy có dự biến động lớn về doanh số cho vay đầu tư giai đoạn 2008 đến 2013.

Giai đoạn 2008 đến 2010, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng gây bất lợi đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp và hoạt động cho vay của các ngân hàng, tuy nhiên doanh số cho vay đầu tư của Sở Giao dịch II vẫn tăng trưởng đáng kể qua các năm từ 2008-2010. Cụ thể: năm 2009 tăng gần 200% so với năm 2008 và đến năm 2010 tăng gần 200% so với 2008 do các dự án lớn được thẩm định và giải ngân. Tuy nhiên khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012 lại ghi nhận sự sụt giảm trong doanh số cho vay: Năm 2011, doanh số cho vay đầu tư giảm 27% so với năm 2010 và năm 2012 doanh số cho vay đầu tư chỉ còn 42% so với năm 2010 (giảm 41% so với năm 2011). Do thực hiện cơ chế thắt chặt tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, cắt giảm TDĐT, năm 2011 và 2012, NHPT chủ trương tập trung nguồn vốn cho các dự án có khả năng hồn thành trong năm và hạn chế tiếp nhận thẩm định các dự án mới, chỉ ưu tiên các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa, y tế, giáo dục, vệ sinh mơi trường, ... Dẫn đến số các dự án tiếp nhận hồ sơ để thẩm định và giải ngân trong năm hạn chế, làm giảm doanh số cho vay. Đến năm 2013 doanh số cho vay tăng trưởng 28% so với năm 2012 do có một số dự án tốt được giải ngân trong năm.

2.2.2.2. Dư nợ

Qua bảng số liệu (Bảng 2.2) và biểu đồ (Biểu đồ 2.4) cho thấy, dư nợ cho vay đầu tư có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể:

Năm 2008 Sở Giao dịch II quản lý 89 dự án với dư nợ tại thời điểm là 2.769.873 triệu đồng đến năm 2013, Sở Giao dịch II quản lý 74 dự án, trong đó có 8 dự án nhóm A với tổng dư nợ 3.903,093 tỷ. Sự gia tăng về số dư nợ thời điểm do Sở Giao dịch II chú trọng đẩy mạnh phát triển việc mở rộng quy mơ TDĐT.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm từ 2008 đến 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012 (Bao gồm cả CN Long An) TDĐT 2.769.873 2.751.300 3.329.989 3.441.572 3.772.589 Tăng trưởng % - -1% 21% 3% 10%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Sở Giao dịch II – NHPT VN)

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay đầu tư tại thời điểm năm 2008 đến 2013 Trong đó, cơ cấu dư nợ theo nhóm ngành nghề:

Bảng 2.3: Dư nợ theo cơ cấu ngành từ 2008 đến 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ theo ngành

công nghiệp, xây dựng

76% 81% 87% 92% 92% 94%

Dư nợ theo ngành nông, lâm, ngư nghiệp

19% 15% 9% 5% 5% 4%

Dư nợ theo các

ngành khác 5% 4% 4% 3% 3% 2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Sở Giao dịch II – NHPT VN)

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ đầu tư theo nhóm ngành nghề.

Theo đó, ta thấy dư nợ theo nhóm ngành cơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm, ngược lại so với các nhóm ngành nơng lâm, ngư nghiệp và

các ngành khác. Điều này cho thấy xu hướng tăng đầu tư vào các ngành công nghiệp xây dựng, theo xu hướng phát triển cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của Chính phủ đã đề ra. Việc tăng cường đầu tư vào nhóm ngành cơng nghiệp xây dựng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương cũng như cả nước.

2.2.2.3. Tình hình thu hồi nợ vay

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ từ 2008 đến 2013. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ 462,818 444,593 400,281 508,531 552,159 764,150 Tăng trưởng % - -4% -10% 27% 9% 38%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Sở Giao dịch II – NHPTVN)

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc về công tác thu hồi, xử lý nợ nên Sở Giao dịch II đã tích cực đơn đốc thu nợ theo hợp đồng tín dụng. Doanh số thu nợ TDĐT tăng trưởng đều qua các năm.

Theo bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.6, mặc dù, từ năm 2008 đến năm 2010 tình hình thu nợ có xu hướng giảm sút, tuy nhiên từ năm 2011 đến 2013, doanh số thu nợ tăng dần. Do Sở Giao dịch II đã có nhiều biện pháp đơn đốc các khách hàng trả nợ đúng hạn, kiên quyết trong công tác thu hồi và xử lý nợ theo chỉ đạo của TGĐ NHPT VN. Sở Giao dịch II đã thành lập các tiểu ban xử lý thu hồi nợ, các tổ công tác đặc biệt về thu hồi và xử lý nợ và được sự trợ giúp của NHPT VN trong việc làm việc với khách hàng và các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ cho công tác thu hồi nợ. Nhờ đó, doanh số thu nợ của Sở Giao dịch II tăng lên đáng kể.

Biểu đồ 2.6: Doanh số thu nợ đầu tư từ năm 2008 đến năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đầu tư tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)