trong ngân hàng thương mại
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM khơng phải là một đề tài mớị
Điển hình, dẫn chứng một số nghiên cứu về đề tài này mà tác giả có cơ hội tham khảo gồm:
Abhiman Das, Saibal Ghosh, 2007, “Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation” – Các tác giả đã tiến hành nghiên
cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Nhà nước ở Ấn Độ. Với bộ dữ liệu bảng của các ngân hàng trong giai đoạn 1994-2005 chạy bằng phương pháp GMM, nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố vĩ mơ tác động đến rủi ro tín dụng là tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm và các yếu tố vi mơ tác động đến rủi ro tín dụng là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và quy mơ ngân hàng hay tổng tài sản.
Somanadevi Thiagarajan, S. Ayyappan, Ạ Ramachandran, 2011, “Credit Risk
Determinants of Public and Private Sector Banks in India” – Các tác giả đã tiến
hành một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong các NHTM ở Ấn Độ bằng cách dùng mơ hình tốn kinh tế. Mơ hình sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 22 NHTM Nhà nuớc và 15 NHTM Tư nhân. Kết quả ước lượng đã chỉ ra rằng cả những yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô bên trong các ngân hàng đều đóng vai trị quan trọng quyết định rủi ro tín dụng của các NHTM. Trong đó, biến trễ của nợ xấu có tác động mạnh đến nợ xấu của năm hiện hành, còn tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm thì có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.
Nabila Zribi, Younes Boujelbène, 2011, “The factors influencing bank credit
risk: The case of Tunisia” – Hai tác giả trên cũng đã kiểm tra các yếu tố tác động
chính đến rủi ro tín dụng trong 10 NHTM ở Tunisia giai đoạn 1995-2008. Kết quả ước lượng cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố vi mô bên trong các ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng là cấu trúc sở hữu, quy định an toàn vốn và lợi nhuận (ROA) của các ngân hàng. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tác động của các yếu tố vĩ mơ đến rủi ro tín dụng như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất.
Ogilo Fredrick, 2012, “The Impact of Credit Risk Management on Financial Performance of Commercial Banks in Kenya” Nghiên cứu này phân tích tác động của quản trị rủi ro tín dụng vào hoạt động tài chính của các NHTM và xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng các
chỉ số CAMEL và hoạt động tài chính của các NHTM ở Kenyạ Nghiên cứu phát hiện ra rằng có một tác động mạnh mẽ giữa các chỉ số CAMEL và hoạt động tài chính của các NHTM. Nghiên cứu cũng xác định được rằng mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý và thanh khoản có mối quan hệ yếu với hoạt động tài chính (ROE) trong khi thu nhập có một mối quan hệ mạnh mẽ với hoạt động tài chính. Ngồi ra, nghiên cứu này cũng kết luận rằng mơ hình CAMEL có thể được sử dụng như là một sự ủy nhiệm cho việc quản trị rủi ro tín dụng.
Khalil Elian Abdelrahim, 2013, “Effectiveness of Credit Risk Management of Saudi Banks in the Light of Global inancial Crisis: A Qualitative Study” - Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra những yếu tố quyết định, những thách thức và các phương tiện phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Ả Rập Saudị Nghiên cứu sử dụng mơ hình "CAMEL" để phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Nghiên cứu kết luận rằng tính thanh khoản có tác động tích cực mạnh mẽ, bên cạnh đó quy mơ ngân hàng thì có tác động tiêu cực đáng kể lên hiệu quả của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Trong khi những biến khác như an toàn vốn, chất lượng tài sản, tính hợp lý trong quản trị và lợi nhuận có tác động khơng đáng kể đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Những thách thức của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả tiếp theo là: quản trị yếu, chất lượng tài sản thấp, ít đa dạng hóa những sản phẩm tín dụng; khơng thực hiện phân tích tài chính nghiêm túc; khơng trả phí bảo hiểm rủi ro trên những khoản tín dụng có rủi ro, việc tham nhũng của cán bộ tín dụng; sự ưu tiên lợi nhuận hơn là chi phí về an tồn và sự ưu tiên đảm bảo khoản vay hơn là năng lực trả nợ của khách hàng. Phương tiện phát triển sự hiệu quả trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng; cải thiện chất lượng tài sản; tăng cường cơng tác quản trị; phân tích sâu sắc tình hình tài chính của khách hàng và thường xun cập nhật thơng tin của Cục tín dụng. Nghiên cứu đề xuất một chiến lược tổng thể cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả tại các ngân hàng Ả Rập Saudi dựa trên việc tăng cường an toàn vốn, cải thiện chất lượng tài sản, quản trị hợp lý và lành mạnh, tăng lợi nhuận, thanh khoản đầy đủ và làm giảm độ nhạy cảm với rủi ro thị trường bên cạnh việc bảo hiểm rủi ro
tín dụng; có đầy đủ thơng tin về những khoản tín dụng đáng ngờ; đàm phán lại các điều khoản cho vay, chuyển giao rủi ro tín dụng cho một bên thứ ba, mở rộng kỳ hạn tín dụng và giảm lãi suất trên những khoản tín dụng bị vỡ nợ.
Ravi Prakash Sharma Poudel, 2013, “Macroeconomic Determinants of Credit Risk in Nepalese Banking Industry” – Nghiên cứu này tác giả muốn tìm ra những
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Nepal bằng mơ hình chuỗi thời gian. Tác giả đã sử dụng chuỗi dữ liệu hàng năm của 29 NHTM trong giai đoạn 2001-2011, và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi của tỷ giá, thay đổi cung tiền và lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM. Cịn các yếu tố vi mơ như tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn, hệ số an tồn vốn CAR cũng có tác động nhất định đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Somanadevi Thiagarajan, 2013, “Determinants of Credit Risk in the Commercial Banking Sector of Belize” – Ông Somanadevi Thiagarajan cũng đã tiến
hành một nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM tại Belize bằng cách dùng mơ hình tốn học. Mơ hình sử dụng dữ liệu bảng từ 2006 đến 2012 bao gồm 5 NHTM tư nhân. Kết quả ước lượng đã chỉ ra rằng cả những yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô bên trong các ngân hàng đều có tác động đến rủi ro tín dụng trong các NHTM. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu với độ trễ một năm có tác động nghịch chiều đến rủi ro tín dụng hay tỷ lệ nợ xấu của năm hiện hành. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm cũng có ảnh hưởng ngược chiểu với rủi ro tín dụng và tỷ lệ lạm phát với độ trễ một năm thì có ảnh hưởng cùng chiều với rủi ro tín dụng.
Ali Sulieman Alshatti, 2015, “The effect of credit risk management on
financial performance of the Jordanian commercial banks” - Nghiên cứu này kiểm
tra sự ảnh hưởng của việc quản trị rủi ro tín dụng trên hoạt động tài chính của các NHTM ở Jordan trong giai đoạn 2005-2013. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Việc quản trị rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các NHTM ở Jordan được đo bằng chỉ số ROA và ROẸ Nghiên cứu cũng kết luận rằng các chỉ số quản
trị rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tài chính của các NHTM ở Jordan. Dựa trên những kết quả này, nhà nghiên cứu khuyến cáo các ngân hàng cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của họ để đạt được lợi nhuận nhiều hơn, trong đó các ngân hàng nên xem xét các chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ địn bẩỵ Ngồi ra, các ngân hàng cần thiết lập đầy đủ các chính sách quản trị rủi ro tín dụng bằng cách áp đặt những sự đánh giá tín dụng nghiêm ngặt trước khi cho vay đối với khách hàng. Các ngân hàng nên thiết kế một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng đầy đủ, giám sát, xử lý cũng như kiểm sốt đủ đối với rủi ro tín dụng và các ngân hàng cần phải có những chiến lược mà sẽ không chỉ hạn chế rủi ro tín dụng mà cịn phát triển hoạt động và khả năng cạnh tranh.
Tóm lại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thách thức của công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là: quản trị yếu, chất lượng tài sản thấp, ít đa dạng hóa những sản phẩm tín dụng; khơng thực hiện phân tích tài chính nghiêm túc; khơng trả phí bảo hiểm rủi ro trên những khoản tín dụng có rủi ro, việc tham nhũng của cán bộ tín dụng; sự ưu tiên lợi nhuận hơn là chi phí về an tồn và sự ưu tiên đảm bảo khoản vay hơn là năng lực trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, Phương tiện phát triển sự hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng; cải thiện chất lượng tài sản; tăng cường công tác quản trị; phân tích sâu sắc tình hình tài chính của khách hàng và thường xun cập nhật thơng tin của Cục tín dụng. Các nghiên cứu cũng đề xuất một chiến lược tổng thể cho công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả tại các NHTM là tăng cường an toàn vốn, cải thiện chất lượng tài sản, quản trị hợp lý và lành mạnh, tăng lợi nhuận, thanh khoản đầy đủ và làm giảm độ nhạy cảm với rủi ro thị trường bên cạnh việc bảo hiểm rủi ro tín dụng; có đầy đủ thông tin về những khoản tín dụng đáng ngờ; đàm phán lại các điều khoản cho vay, chuyển giao rủi ro tín dụng cho một bên thứ ba, mở rộng kỳ hạn tín dụng và giảm lãi suất trên những khoản tín dụng bị vỡ nợ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần thiết lập đầy đủ các chính sách quản trị rủi ro tín dụng bằng cách áp đặt những sự đánh giá tín dụng nghiêm ngặt trước khi cho vay đối với khách hàng. Các
ngân hàng nên thiết kế một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng đầy đủ, giám sát, xử lý cũng như kiểm soát đủ đối với rủi ro tín dụng và các ngân hàng cần phải có những chiến lược mà sẽ khơng chỉ hạn chế rủi ro tín dụng mà cịn phát triển hoạt động và khả năng cạnh tranh. Cuối cùng, rủi ro tín dụng của các NHTM bị tác động đồng thời cả những yếu tố vĩ mô và những yếu tố vi mơ bên trong các ngân hàng. Trong đó, các yếu tố vĩ mơ tác động đến rủi ro tín dụng là tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi của tỷ giá, thay đổi cung tiền và lãi suất liên ngân hàng, còn các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản, hệ số an tồn vốn CAR, lợi nhuận (ROA), tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn và tính thanh khoản.