Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của NHT Mở một số nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 26 - 29)

giới

2.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ở một số nước trên thế giới

Ở Trung quốc nguyên nhân gây ra nợ xấu là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các NHTM Nhà nước lớn chỉ như những cơ quan hành chính Nhà nước, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này cũng không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là điều khơng tránh khỏị Vì thế, q trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc từ

cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường cũng như quá trình tái cấu trúc các DN Nhà nước và hệ thống tài chính. Q trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính.

Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 diễn ra quá trình tái cấu trúc tài chính nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, cụ thể là tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. Bốn NHTM Nhà nước lớn của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS, thay vì 4 nhóm như trước đây, thực hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía chính quyền địa phương hơn.

Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2003, đánh dấu bằng sự thành lập của 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation- AMC), mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999. Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

Giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nước bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi có chọn lọc và niêm yết ra cơng chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nước lớn nàỵ (Bing Wang and Richard Peiser, 2007)

Tại Mỹ, quý II năm 2008 đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo cơng bố của Federal Deposit Insurance Corporation – Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động

sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các DN Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ. (Marcy Gordon, 2008)

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ việc bong bong bất động sản bị phá vỡ do có quá nhiều khoản vay dưới chuẩn, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định bơm 700 tỷ USD vào nền kinh tế để giải quyết thanh khoản tạm thời cho các Tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng với mục đích FED khơng tham dự vào hoạt động điều hành của các Ngân hàng mà chỉ đầu tư vốn nhằm giúp các ngân hàng thốt khỏi tình trạng trì trệ. (M. Alex Johnson, 2008)

Ở Hàn Quốc, do yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế cộng với khủng hoảng tiền tệ năm 1997 dẫn đến khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng tiền tệ. Và Hàn Quốc đã buộc các TCTD phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các khách hàng trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp. Đồng thời cải tiến chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) và để Công ty này mua lại một nửa các khoản nợ xấụ Hoạt động của KAMCO như sau:

KAMCO ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ có thể giúp các TCTD khơi phục lại hoạt động và hình ảnh trước công chúng, và các khoản cho vay đồng tài trợ.

Sau khi mua lại, KAMCO nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khốn có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế cạnh tranh.

Áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế và huy động tới 157 nghìn tỷ Won để bơm vốn vào các TCTD và giải quyết thanh khoản. (Tô Ngọc Hưng, 2012)

Qua những kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM ở một số nước trên thế giới ta thấy được ngun nhân của rủi ro tín dụng khơng chỉ xuất phát từ người đi vay mà còn bắt nguồn từ người cho vay và các yếu tố kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM ở Việt Nam chúng ta cần quản trị tốt các yếu tố bên trong ngân hàng đồng thời cũng phải quản trị tốt các yếu tố bên ngoài ngân hàng.

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia, về lâu dài cần tính đến phương án cho phép các tổ chức tài chính yếu kém được phá sản nhằm đảm bảo yếu tố nguyên tắc thị trường và sự công bằng và lành mạnh của hệ thống.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu thông qua đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt cũng như thực hiện mua bán sáp nhập (M&A).

Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng được xem là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực trong nước gặp khó khăn.

Xây dựng mạng an tồn tài chính quốc gia có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nâng cao niềm tin công chúng là vấn đề hết sức quan trọng, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, xem xét nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)