3.1. Giới thiệu Vietcombank
3.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, xã hội
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. (Công văn số 115/TTR-CP của Chính phủ, 2006)
2008 là một năm khơng vui với GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20% do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2008. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32%, năm 2010 là 6,78%, năm 2011 là 5,89%, năm 2012 tăng có 5,25%, 2013 tăng 5,3% và Năm 2014 kinh tế tăng trưởng 5,98%.
Tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ quả sau này: tạo bong bóng đầu cơ chứng khoán và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, đến tháng 12/2009, Chính phủ phải tun bố dừng gói kích cầụ
Trong giai đoạn 2009-2011, một số Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines (trước đó chỉ là các Tổng công ty) được dành rất nhiều tiền từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng do sai lầm trong quản lý nên lâm vào khủng hoảng, gây lãng phí lớn.
Sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường Bất động sản và Chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường
bất động sản đóng băng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD. Một số lượng lớn các DN phá sản. Đa số các DN lâm vào khó khăn. Chỉ trong hai năm 2011 và 2012 thì tổng số DN rời khỏi thị trường bằng với 20 năm trước đó. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2016)
Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân: "Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mơ hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta ln phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực." (Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính
trị, 2011)
Đầu năm 2013 Chính phủ tung ra gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các DN, hộ gia đình và cá nhân nhằm khắc phục tình hình suy thối kinh tế mà trong đó chủ yếu là phá vỡ sự đóng băng của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, việc tiếp cận gói tín dùng này cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện và thủ tục giấy tờ, cho đến nay qua hơn hai năm thực hiện, gói tín dụng này chỉ giải ngân được hơn 10.000 tỷ đồng. Theo Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến hết tháng 7/2015, tổng số tiền các NHTM đã cam kết cho vay từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là 17.045 tỷ đồng và mới chỉ giải ngân được 10.141 tỷ đồng.
Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồị Từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các DN nhà nước. Mặc dù Nhà nước ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàị
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực :1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khống sản, cơng nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Mặc dù Việt Nam đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém.
Theo Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thách thức số 1 của Việt Nam là thiếu hụt hạ tầng cơ sở. Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam liên tiếp giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó các tài trợ từ nguồn vốn quốc tế chiếm 40% tổng mức đầu tư. Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu kém và quá tảị
Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn. Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn cịn nhiều thiếu sót và trậm trễ. Nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu… Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam theo đánh giá bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm giảm các dự án FDI đối với xuất khẩu và sản xuất.
Một trong những trở ngại nữa của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực có trình độ caọ Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ năng và tay nghề. Ngoài ra, Nguồn nhân lực giá rẻ khơng cịn được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp trở thành một rào cản phát triển kinh tế. Số người lao động qua đào tạo đang chiếm một tỷ lệ thấp, chất lượng cũng chưa đáp ứng được những cơng việc địi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề chưa theo sát với nhu cầu tuyển dụng của DN. Vì vậy, vấn đề nhân lực là một trở ngại lớn đối với nhiều DN trong nước cũng như nhiều DN nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đang tồn tại Việt Nam vẫn có những nỗ lực đáng kể về tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, hỗ trợ DN, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành cơng nghiệp
xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn trong tương laị (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, 2016)
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2008 đến năm 2014
Nguồn: Worldbank
Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2008 đến năm 2014 khá cao, trung bình là
5,77%, thấp nhất là 5,25%, và cao nhất là 6,42%. Trong các nghiên cứu mà tác giả
đã tham khảo thì tốc độ tăng trưởng GDP là một trong những yếu tố vĩ mơ tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM. Ở Vietcombank trong giai đoạn 2008-2014 tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, cụ thể như tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank từ 2008 đến 2009 giảm từ 4,61% xuống còn 2,47%,
và tốc độ tăng trưởng GDP cũng giảm từ 5,66% lên 5,40% trong giai đoạn này. Tiếp theo, giai đoạn 2010-2011 tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng GDP cũng cùng giảm xuống. Ngoài ra, giai đoạn 2009-2010, và giai đoạn 2012-2013 tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng và tốc độ tăng trưởng GDP cũng tăng. Qua đó thấy được số năm tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chiếm đa số trong giai đoạn 2008-2014.
Nguồn: Worldbank
Tỷ lệ lạm phát từ năm 2008 đến năm 2014 khá cao, trung bình là 11,65%, thấp nhất là 3,66%, và cao nhất là 22,67%. Trong các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thì tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố đó. Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2008-2014 có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng của Vietcombank, chẳng hạn như trong giai đoạn 2009-2010 thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank và tỷ lệ lạm
phát đều tăng. Còn trong giai đoạn 2008-2009 và giai đoạn 2013-2014 thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank và tỷ lệ lạm phát đều giảm. Trước giai đoạn 2008-2014 cũng có nhiều giai đoạn tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của
Vietcombank.
nguồn: ADB
Tỷ lệ thay đổi cung tiền từ năm 2008 đến năm 2014 cao, trung bình là 21,66%, thấp nhất là 4,35%, và cao nhất là 34,91%. Tỷ lệ thay đổi cung tiền là yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Vietcombank. Nó có tác động cùng chiều với nợ xấu của Vietcombank, như trong giai đoạn 2009-2010 và giai đoạn 2011-2012 thì tỷ lệ thay đổi cung tiền và nợ xấu của Vietcombank đều tăng, cịn trong giai đoạn 2010-2011 thì nợ xấu của Vietcombank và tỷ lệ thay đổi cung tiền đều giảm. Trước giai đoạn 2008-2014 cũng có nhiều giai đoạn tỷ lệ thay đổi cung tiền có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank.