b. Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán
3.2.6. Các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành
ngành
*)Đối với Quốc Hội: Sớm thông qua sửa đổi của Bộ luật hình sự liên
quan đến phòng chống rửa tiền, hình sự hóa pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về giám sát hệ thống tài chính toàn cầu về nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng.
*)Đối với Chính phủ:
• Chỉ đạo các bộ, ngành, có giải pháp quyết liệt để triển khai xử lý nợ xấu; chỉ đạo triển khai thống nhất, đồng bộ đạt hiệu quả cao, an toàn;
• Chỉ đạo triển khai nghị định và điều lệ của công ty quản lý tài sản quốc gia để hỗ trợ xử lý nợ xấu; triển khai thực hiện hoạt động của công ty có hiệu quả, hỗ trợ tốt ngân hàng cho quá trình xử lý nợ xấu, phát mại tài sản.
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
• Tăng cường giải pháp đồng bộ cả về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thoát ra khỏi suy thoái kinh tế.
• Sửa đổi nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo nguyên tắc và điều kiện phát hành chặt chẽ hơn (hiện tại chị quy định một năm hoạt động có lãi, cần nâng lên 3 năm liên tục hoạt động có lãi mới được phát hành trái phiếu).
• Xây dựng và phê duyệt, sớm triển khai đề án chống đô la hóa theo hướng chuyển dần quan hệ ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng và tổ chức cá nhân, doanh nghiệp từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán.
• Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
*)Đối với Thủ tướng Chính phủ:
• Quyết định thành lập lại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng thống nhất từ Trung ương đến các chi nhánh.
• Ban hành quyết định phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm.
• Tăng cường chỉ đạo hoạt động của Ban chỉ Đạo liên ngành về phòng, chống rửa tiền, chỉ đạo các bộ, ngành có kế hoạch hành động để thực hiện đầy đủ các kế hoạch hành động quốc gia mà Chính phủ đã cam kết thực hiện trong năm 2011, năm 2012 và các năm tiếp theo.
• Chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thành xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết theo thẩm quyền về phòng, chống rửa tiền theo chức năng quản lý
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
nhà nước của các bộ, ngành, tăng cường thanh tra, giám sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành liên quan tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm nói chung, chống rửa tiền nói riêng.
*) Đối với Ngân hàng Nhà nước:
- Sớm hoàn thành xây dựng nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền trình Chính phủ thông qua.
- Củng cố tổ chức, bộ máy tăng thêm đầu tư cơ sở tin học của Cục Phòng, Chống rửa tiền để tăng cường chức năng giám sát dòng tiền.
- Thực hiện giám sát, thanh tra thường xuyên các tổ chức tín dụng về hoạt động phòng, chống rửa tiền.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về hoạt động phòng chống rửa tiền.
- Tăng cường chức năng thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
*)Đối với các bộ, ngành:
+ Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra truy tố tội phạm liên quan đến tội phạm nguồn, tội rửa tiền.
+ Đối với các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các công ty kinh doanh bất động sản, các định chế phải báo cáo khác cần tăng cường cập nhật thông tin khách hàng, nhận biết khách hàng, tăng cường đầu tư, công nghệ… để kịp thời đáp ứng báo cáo theo quy định của Ngân hàng
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước, các bộ, ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Định hướng tổng thể và giải pháp cơ bản đảm bảo cho hệ thống tài chính Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, phát triển và tránh được tác động của các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước, là:
Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, huy động, quản lý, phân phối và quản lý các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng, cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính.
Trong giai đoạn trước mắt và trong dài hạn, thị trường tài chính cần phải giải quyết hai vấn đề nền tảng: là có các giải pháp xử lý nợ xấu lớn đã tồn tại qua nhiều năm (khoảng 17% so với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng) và các giải pháp để đẩy mạnh dòng tài chính mới để đầu tư vào nền kinh tế để hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định, phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các giải pháp cụ thể đảm bảo an ninh cho thị trường tài chính Việt Nam là đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
chứng khoán và thị trường bảo hiểm, tăng cường an toàn của nợ quốc gia, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là giải pháp cơ bản của từng thị trường, từng khu vực và các giải pháp hỗ trợ cho thị trường tài chính. Để đạt đảm bảo an ninh tài chính cho toàn thị trường tài chính Việt Nam, các giải pháp phải mang tính đồng bộ cao, tính liên kết trong một thị trường thống nhất là thị trường tài chính Việt Nam có tác động và ảnh hưởng quá trình hội nhập và liên thông với thị trường tài chính quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực, đặc biệt hội nhập trong lĩnh vực kinh tế. Việt Nam là nước có nền kinh tế rất mở, tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ 2007 đến nay hơn 1,5 lần so với GDP. Tuy nhiên, trong quá tình hội nhập luồng vốn thanh toán giữa các quốc gia với Việt Nam tăng cao, như thanh toán xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, gián tiếp…đi kèm với gia tăng của thương mại quốc tế là các ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khu vực tài chính, ngân hàng tác động tiêu cực đến nền kinh tế
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam. Kèm theo đó là sự gia tăng về tội phạm mang tính toàn cầu, đặc biệt là các loại tội phạm quốc tế thường xuyên lợi dụng hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng ở các nước, đang trong quá tình phát triển còn thiếu các cơ chế kiểm soát chặt chẽ để thực hiện hoạt động phạm tội, hoạt động rửa tiền.
Để tránh tổn thương cho nền kinh tế, tạo cho hệ thống tài chính, ngân hàng, hoạt động ngày càng hiệu quả, hạn chế rủi ro, thị trường tài chính hoạt động an toàn, hiệu quả, Việt Nam cần xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tài chính:
+ Đó là các giải pháp đảm bảo an ninh cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam: xây dựng, ban hành chính sách tiền tệ ổn định; xây dựng và thực thi chính sách an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng; tăng cường quản lý rủi ro trong các hoạt động của tổ chức tín dụng; xử lý sự cố bất thường trong hoạt động của tổ chức tín dụng; xử lý nợ xấu đảm bảo đến năm 2015 nợ xấu toàn tổ chức tín dụng Việt Nam về mức dưới 5%;phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong các tổ chức tín dụng; xây dựng các giải pháp liên kết; xây dựng và thực thi nâng cao tính ổn định và an toàn trong hoạt động của thị trường liên ngân hàng, thị trường giữa tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương; quản lý, giám sát các danh mục đầu tư của tổ chức tín dụng.
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
+ Tăng cường các giải pháp an ninh tài chính cho thị trường chứng khoán như: xây dựng và thực thi chính sách vĩ mô ổn định và phát triển; xây dựng, ban hành và giám sát thực thi các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam; các giải pháp ổn định và phát triển, các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán; các giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống giám sát thị trường chứng khoán; các giải pháp minh bạch, kiểm soát thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán; các giải pháp tăng hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán…
+ Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường nợ công của chính phủ như các giải pháp: tăng cường hiệu quả đầu tư công; tăng cường kiểm soát tốc độ tăng nợ công; cải thiện nguồn thu; nâng dự trữ ngoại hối để tăng khả năng trả nợ của nền kinh tế; xây dựng kế hoạch trả nợ; công khai, minh bạch để kiểm soát nợ công.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền, phòng chống tội phạm trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đó là: Hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chủ yếu thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền; tăng cường hợp tác trong nước giữa các bộ, ngành, các cơ quan liên quan về phòng, chống rửa tiền; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tội phạm toàn cầu.
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nam cần được tiến hành để đáp ứng cả về mặt chất lượng và số lượng, đảm bảo tính liên kết của các loại thị trường tạo cho thị trường hoạt động thống nhất trong thị trường tài chính.