Đánh giá, nhận định về an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và bài học

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

b. Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán

2.2.1.2. Đánh giá, nhận định về an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và bài học

ngân hàng Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và bài học

Trong những năm qua thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hoạt động chưa có tính ổn định cao do tác động của các yếu tố bất lợi của kinh tế vĩ mô toàn cầu và của nội tại nền kinh tế Việt Nam. Nếu tính đầy đủ các yếu tố để đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam những năm qua, đó là yếu tố ổn định, an toàn, phát triển và chống đỡ được các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài hoặc từ trong nội tại nền kinh tế thì các yêu tố này đều mong manh, thiếu vững chắc. Đặc biệt nợ xấu trong các tổ chức tín dụng nếu tính đúng, tính đủ về chuẩn hóa, thì thực chất là trên 17% so với tổng dư nợ (hơn 464 ngàn tỷ Việt Nam đồng, tương đương hơn 23 tỷ đô la Mỹ).

Hệ thống ngân hàng Việt Nam có quy mô khá lớn và tăng nhanh so với GDP qua các năm; tháng 12 năm 2007 tổng tài sản hệ thống ngân hàng mới đạt 80,5% so với GDP; đến tháng 12 năm 2012 đã đạt 184,7% so với GDP; các khoản cho vay tăng lên tương ứng so với GDP từ 63% lên 101% GDP.

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

+ Nhà nước chiếm giữ phần vốn trong lĩnh vực ngân hàng là rất lớn liên quan cả đến quyền sở hữu trực tiếp và gián tiếp.

+ Hệ thống ngân hàng với mức độ cao của sở hữu chéo giữa các ngân hàng và giữa các ngân hàng và doanh nghiệp.

+ Hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động ở các mức độ thông tin còn thấp về tính minh bạch.

+ Nếu bóc tách tất cả mức sở hữu chéo và quá trình đầu tư, vay và cho vay giữa các tập đoàn kinh tế có sở hữu ngân hàng hay công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thì tỷ lệ an toàn vốn (CARs) của một số ngân hàng chưa đạt theo yêu cầu vốn tối thiểu là 9%.

+ Tăng trưởng tín dụng rất cao vào năm 2007 là 53,89% xuống còn 9,14% vào năm 2012, đã tạo ra cú sốc cho các doanh nghiệp, cũng là một tác động lớn gây lên nợ xấu cao.

Nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn dẫn đến nhiều công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đến nay khoảng 100 ngàn tỷ Việt Nam đồng; sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, hàng tồn kho tăng cao; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và trì trệ kéo dài…

Bài học được rút ra từ thực tiễn

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Nam, trước tiên phải xác định có tầm chiến lược và có lộ trình công khai để điều hành chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ, tài khoá ổn định, chặt chẽ, linh hoạt, tránh tạo ra các cú sốc (tăng, giảm đột ngột).

+ Phát triển thị trường tiền tệ và ngân hàng theo hướng hoạt động an toàn, hiệu quả, kết hợp chặt chẽ thị trường trong nước và quốc tế, từng bước tiến tới minh bạch hóa hoạt động của thị trường, phát huy nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn từ nước ngoài, tiến dần đến đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn toàn cầu để áp dụng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam như tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Basel I, Basel II và Basel III.

+ Nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra, giám sát trong thị trường tiền tệ và ngân hàng, minh bạch hóa thông tin thanh tra, giám sát để tạo sức ép cho thị trường theo xu hướng lành mạnh, ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w