b. Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán
3.1.3. Quan điểm về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam
Hai quan điểm lớn về an ninh tài chính bao trùm quá trình phát triển thị trường tài chính Việt nam là:
+ Xây dựng và phát triển thị trường tài chính phải đảm bảo đầy đủ: Sự an toàn, sự ổn định, sự phát triển và tránh được tác động của các cuộc khủng hoảng tác động từ bên ngoài và tác động trực tiếp từ nội tại nền kinh tế cho từng tổ chức tham gia thị trường và cho cả hệ thống thị trường tài chính.
+ Các ngân hàng thương mại Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn Basel II trước năm 2015 và Basell III trước năm 2020. Cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đều phải đạt được mức quản trị rủi ro tối thiểu trước năm 2015.
+ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng, bao gồm các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, đều phải đạt tiêu chuẩn về vốn, tiêu chuẩn về quản trị điều hành, quản lý và kiểm soát theo tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn tương ứng quốc tế.
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc quốc tế và các nguyên tắc của Việt nam trước năm 2015.
+ Các tổ chức tài chính, hệ thống các Ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm phải đáp ứng đầy các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính trước năm 2015, cụ thể:
• Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng; bao gồm: các chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng đảm bảo an ninh tài chính, tỷ lệ khả năng chi trả đảm bảo an ninh tài chính, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ cấp tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ, tỷ lệ lợi nhuận thu được, các chỉ số đánh giá sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài chính.
• Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán, bao gồm: các chỉ số an toàn theo Basel I và Basel II, các chỉ số về vốn tự có, các chỉ tiêu về vốn ròng đáp ứng thanh khoản.
• Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường bảo hiểm, bao gồm: hệ số biên khả năng thanh toán, tổng mức vốn tối thiểu.
Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát, thanh tra thị trường tài chính, tiến đến áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế quy luật thị trường.
Trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, thị trường tài chính cần giải quyết hai vấn đề nền tảng là:
+ Giải pháp xử lý khối lượng nợ xấu đã tồn đọng trong nhiều năm để đưa mức nợ xấu trở về mức an toàn cho toàn hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính, đảm bảo có hiệu quả.
+ Đảm bảo dòng tài chính mới được đầu tư vào nền kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo hiệu quả để tác động tích cực đến quá trình củng cố, tái cấu trúc hệ thống tài chính và cho từng tổ chức tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm...).