Đánh giá và những nhận định về an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 36)

b. Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán

2.2.3.2. Đánh giá và những nhận định về an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam

của các công ty bảo hiểm Việt Nam đến cuối 2012 mới đạt 4% so với GDP). Các quy định về chỉ số an toàn còn sơ sài, chưa đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị, giám sát thị trường bảo hiểm.

Hiện tại, thị trường bảo hiểm chưa xảy ra vụ việc mất an toàn, mất ổn định. Tuy nhiên, về lâu dài, để phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam, phải xây dựng các yếu tố đảm bảo an ninh tài chính là tính ổn định, tính an toàn, phát triển và các tiêu chuẩn phòng ngừa rủi ro của thị trường để tránh được tác động của các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính.

2.2.3.2. Đánh giá và những nhận định về an ninh tài chính cho thị trường bảohiểm Việt Nam hiểm Việt Nam

+ So với khu vực 10 nước Đông Nam Á, đến cuối năm 2011, Việt Nam là nền kinh tế thứ 6, tổng tài sản bảo hiểm cũng đứng thứ 6. Tại thời điểm này, tổng tài sản khoảng 4,2% so với GDP và bằng 1,9% so với tổng tài sản của hệ thống tài chính Việt Nam, tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khoảng 1,85% GDP, trong 6 năm, từ 2007 đến 2012, tỷ lệ tăng trưởng qua các năm đều ở mức hai con số. Phí bảo hiểm thấp thể hiện một phần do mức thu nhập bình quân đầu người và đặc điểm nhân khẩu học, nhưng so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

GDP và so với toàn hệ thống tài chính (so với hệ thống tài chính tổng tài sản qua các năm: (2007:2,6%; 2008: 2,8%; 2009: 2,5%; 2010: 2,1% và năm 2011: 1,9%). Hoạt động của bảo hiểm ít tác động đến thị trường tài chính Việt Nam. Các quy định về bảo hiểm bước đầu đã được xây dựng và các chuẩn mực giám sát đã được áp dụng.

Để phát triển thị trường bảo hiểm bền vững cần có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát cho phù hợp, đảm bảo thị trường phát triển được an toàn, ổn định và tránh được các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, thị trường tài chính phát triển với quy mô và tốc độ rất nhanh. Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ và ngân hàng, tính ổn định chưa cao, lạm phát kéo dài trong nhiều năm đã tạo bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do phải vay lãi suất ngân hàng quá cao, nợ quá hạn của các ngân hàng có xu thể tăng, một số ngân hàng thanh khoản khó khăn, một số ngân hàng phải sáp nhập, cơ cấu lại theo hướng sáp nhập với ngân hàng lớn hoặc có thể phải có sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước…Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nợ xấu ngân hàng tăng cao là nguy cơ gây mất ổn định thị trường, nếu không xử lý tốt dễ dẫn đến khủng hoảng thị trường tiền tệ và ngân hàng và

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

tác động đến khủng hoảng thị trường tài chính Việt Nam. Về đặc điểm cơ cấu của thị trường tài chính Việt Nam, thị trường tiền tệ và ngân hàng chiếm đa phần (luôn luôn trên dưới 200% so với GDP và gần 90% so với toàn thị trường).

Tuy nhiên, thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hoạt động về cơ bản ổn định chưa cao, an toàn ở mức thấp và phát triển khó khăn, có khả năng lâm vào khủng hoảng do nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại tăng cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển từ năm 2000 nhưng đã có sự mất ổn định hoạt động, chưa thật an toàn và hiệu quả chưa cao. Thị trường bảo hiểm còn nhỏ bé, chưa có ảnh hưởng nhiều đến thị trường tài chính. Về vay nợ công của chính phủ vẫn đảm bảo ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn của Việt Nam về quản lý vay nợ công, do đó đã tạo ổn định cho thị trường tài chính. Về thực thi các giải pháp về phòng, chống tội phạm nói chung và phòng chống rửa tiền nói riêng về cơ bản chưa đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, do đó hệ thống tài chính Việt Nam rất dễ bị lợi dụng để tội phạm sử dụng như khu vực để rửa tiền và phạm tôi, gây tổn thất cho thị trường tài chính. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang nằm trong danh cảnh báo của FATF, thị trường tài chính sẽ gặp nhiều rủi ro trong giao dịch tài chính quốc tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w