CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Có mối quan hệ âm giữa lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI ) với thị trường chứng khoán Việt Nam ( đại diện là chỉ số VN- Index).
Giả thuyết 2: Có mối quan hệ âm giữa tỷ giá VND/USD với thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là chỉ số VN- Index).
Giả thuyết 3: Có mối quan hệ âm giữa lãi suất với thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là chỉ số VN- Index).
Giả thuyết 4: Có mối quan hệ âm giữa giá vàng với thị trường chứng khoán Việt Nam ( đại diện là chỉ số VN- Index).
Kết luận chương 3
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu về tác động của lạm phát đến thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua các nhân tố CPI, lãi suất, tỷ giá và giá vàng. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, nội dung trên đã trình bày về mơ hình nghiên cứu, phương pháp và cách thu thập dữ liệu, với mục tiêu kiểm định lại mối quan hệ giữa các trên với chỉ số VN-Index, xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn, hy vọng rằng các kết luận rút ra từ phương pháp nghiên cứu này sẽ đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao.
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 8/2000 ĐẾN THÁNG 12/2013
Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khốn Việt Nam có điểm gì đặc biệt và khác so với thị trường chứng khoán thế giới, ảnh hưởng của nó như thế nào?
Trong chương này đề tài nghiên cứu tác động của lạm phát như chỉ số giá tiêu dùng CPI, và các nhân tố như: tỷ giá, lãi suất đến thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể là chỉ số VN- Index từ tháng 8/2000 đến tháng 12/2013, từ đó rút ra những kết luận và đề xuất giúp hạn chế những tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời phân tích những vấn đề còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm tìm những giải pháp tháo gỡ những vấn đề đó, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.1 Sơ lược thị trường chứng khóan Việt Nam giai đoạn tháng 8/2000 đến tháng 12/2013:
Hình 4.1: Chỉ số VN_Index (T8/2000-T12/2013) Nguồn dữ liệu: VCBS
Nhìn lại chặng đường phát triển của TTCK Việt Nam qua các giai đoạn chúng ta thấy TTCK Việt Nam mặc dù còn rất non trẻ nhưng đầy biến động, thị trường mới thành lập hơn 13 năm nhưng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm.
Ngay từ năm đầu tiên được thành lập, thị trường chứng khốn đã đón nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư trong nước bởi hàng hóa cịn khan hiếm . Chỉ riêng trong tháng 12/2000, chỉ số VN-Index tăng 34.96 điểm, tương ứng mức tăng 20.34%, kết thúc năm 2000 đầy ngọt ngào tại mức 206.83 điểm.
Các năm sau đó thị trường trong giai đoạn hồn thiện, bắt đầu có sự tăng giảm và ít nhiều cũng đã gây được sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết thúc năm 2005, VN-Index đạt 307.5 điểm, thị trường bước vào giai đoạn tích lũy để chuẩn bị đón nhận con sóng lớn.
Năm 2006 đón nhận mức tăng phi mã của thị trường chứng khoán, Vn-Index tăng hơn 450 điểm, kết thúc năm 2006 với số điểm đạt được là 751.77 điểm. Năm
2007 thị trường chứng khoán tiếp tục vươn lên một tầm cao mới, với đỉnh điểm VN–Index đạt 1179.32 điểm vào ngày 12/03/2007 đã đưa TTCK Việt Nam trở
thành một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn trên thế giới. Tuy nhiên đỉnh điểm của thị trường cũng đánh dấu giai đoạn “bóng xẹp”, những tác động nội tại của nền kinh tế như chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Mỹ đã làm VN–Index liên tục lao dốc, kết thúc năm 2007 với 927.02 điểm. Thị trường tuột dốc, giảm sâu vào những năm 2008 đầu 2009, cùng với kết quả của các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, thị trường những năm 2009-2010 có sự khởi sắc trở lại, tuy nhiên lại trầm lắng ảm đạm vào năm 2011 đến năm 2012.
Năm 2013, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, niềm tin của nhà đầu tư đối với kênh đầu tư chứng khốn cũng đã trở lại. Ngồi ra, quyết định về việc kéo dài thời gian giao dịch, tăng biên độ giao dịch và mở thêm các công cụ đầu tư mới đã giúp gia tăng sức bật cho thị trường chứng khốn. Năm 2013, có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam đang nằm trong Top thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới, VN–Index tăng xấp xỉ 22% và chốt năm tại mức 504,63 điểm.
Tuy nhiên, năm 2013 được đánh giá là năm kỷ lục về số doanh nghiệp hủy niêm yết, tồn thị trường có 37 doanh nghiệp hủy niêm yết và 13 doanh nghiệp niêm yết mới.
Hình 4.2: Chỉ số Vn-Index cuối tháng 12 hàng năm qua 13 năm
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Vni-Index Vni-Index
Như vậy với 13 năm hình thành và phát triển, Thị trường chứng khoán (TTCK)